Trường nghề vẫn khó tuyển sinh

Học viên thực hành tại TT Dạy nghề Tây Hồ
Dù tỉ lệ học sinh đăng ký học nghề có tăng lên, nhận thức về học nghề có thay đổi, nhưng các trường nghề vẫn gặp khó khăn trong tuyển sinh. Học nghề vẫn là lựa chọn thứ hai, thứ ba...

Do... nhận thức

Anh Trần Ngọc Dương - phụ trách tuyển sinh đào tạo, Trung tâm Dạy nghề (TTDN) Tây Hồ (Hà Nội) - cho biết: Trên địa bàn có 3 trường THPT: Tây Hồ, Chu Văn An và Đông Đô, nhưng trường Chu Văn An không nằm trong "tầm ngắm" chiêu sinh của TT vì chẳng học sinh nào của trường chuyên này đi học nghề. Những địa bàn lân cận, việc tuyển sinh vẫn khó khăn, không có học sinh đăng ký. TT đang có kế hoạch đi các tỉnh để chiêu sinh.

Anh Trần Gia Hùng - Phó GĐ TTDN Tây Hồ - lý giải: "Nhận thức học nghề của học sinh kém, do chưa được tư vấn kỹ nên việc chọn học nghề bị hạn chế. Các trường dạy nghề thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị lạc hậu. Chính sách hỗ trợ cho người học nghề chưa được chú trọng. Học sinh vẫn muốn thi vào các trường ĐH, CĐ, không quan tâm đến việc học nghề. Một nguyên nhân nữa là học nghề chưa được đưa vào chương trình giáo dục bậc phổ thông một cách phổ biến, mà vẫn còn mang tính hình thức, chưa sát thực với các em học sinh".

Thầy Thân Mạnh Yến - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Thăng Long - cho rằng: "Khó khăn của các trường nghề khi tuyển sinh là nhận thức về việc học nghề chưa cao. Học nghề là lao động chân tay và chỉ là giải pháp tình thế. Ngoài ra, học nghề không liên thông lên ĐH nên cũng khó thu hút người học".

Thạc sĩ Nguyễn Trùng Khánh - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Du lịch Hà Nội - chia sẻ: "Một số nước trong khu vực đã định hướng việc học nghề cho học sinh ngay từ bậc phổ thông. Trước khi thi vào ĐH, học sinh được phân loại để đi theo hướng phù hợp với năng lực. Tại
Singapore, tất cả học sinh đều phải học nghề trước khi thi vào ĐH. Học sinh sẽ được học từ bậc thấp đến cao. VN nên đi theo hướng này để việc học nghề được đánh giá cao hơn".

Chương trình đào tạo chưa thống nhất


Hiện có hai cơ quan quản lý việc học nghề là Vụ Trung học chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) và Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH). Sự chồng chéo quản lý ở tầm vĩ mô này đang gây khó cho các bên, mặc dù cả hai cơ quan đều đang rất nỗ lực trong công tác đào tạo nghề.

"Việc phân chia một bên là chuyên nghiệp, một bên gắn thêm chữ "nghề" đã tạo ra sự phân cấp về bằng cấp dù trình độ là như nhau. Ngay việc tính đơn vị học trình, hai bên cũng khác nhau. Một bên là tín chỉ, môn học. Một bên là modul khiến việc quản lý và giảng dạy cũng không đồng nhất" - anh Đoàn Mạnh Cương - Phó trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Du lịch Hà Nội - cho biết.

Về điều này, thầy Thân Mạnh Yến cũng nêu quan điểm rằng: "Theo tôi, hệ thống quản lý các trường nghề nên sáp nhập làm một, bởi không thể có hai loại bằng hoặc chứng chỉ cho một chương trình đào tạo, sẽ gây cho người học tâm lý không thoải mái. Chỉ có người học chịu thiệt thòi do cơ chế quản lý áp đặt".

Sơn Lâm (laodong.com.vn)

No comments:

Post a Comment

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References