Biết trân trọng những điều suôn sẻ

Nếu bạn nghe trộm câu chuyện, mẩu đối thoại của mọi người, bạn sẽ tin rằng hầu hết mọi chuyện trong cuộc sống đều không suôn sẻ. Câu chuyện chỉ toàn xoay quanh những rắc rối xảy ra trong ngày, những thói hư tật xấu của xã hội, những trở ngại, bất công và đặc biệt là những vấn đề nơi công sở. Người ta luôn nhấn mạnh mặt tiêu cực và những gì không được suôn sẻ, mà chiếm đa phần trong số đó phải kể đến những vụ việc liêu quan đến con người: người đồng nghiệp, người khách hàng… Bên cạnh đó là môi trường làm việc tệ hại v.v…

Thế nhưng đã bao giờ, dù chỉ một lần, bạn tạm ngưng những ý nghĩ này và chuyển hướng nhìn ra những gì đang diễn ra suôn sẻ? Ngày ngày, có thể nói hàng ngàn việc, kể cả liên quan đến công việc lẫn không, đều diễn ra trôi chảy: Nhiều công việc được nhẹ nhàng thay thế bởi máy móc kỹ thuật, sự kết hợp hoàn hảo của các kế hoạch, nhà cửa không dột mưa, du lịch - thực phẩm an toàn, ngay cả vấn đề trung tâm là con người, đa số đều rất dễ chịu, thân thiện. Thế nhưng, ta đương nhiên coi tất cả những điều đó như điều phải có. Và vì lý do gì đó, ta chỉ tập trung vào một vài trường hợp mang tính ngoại lệ - khi mọi việc không diễn ra suôn sẻ. Cũng có thể bạn tin mình để tâm vào những chuyện không suôn sẻ để mọi chuyện diễn ra suôn sẻ hơn. Hoặc ngược lại, nhiều người sợ hãi với ý nghĩ nếu họ chấp nhận những chuyện không suôn sẻ, sẽ càng nhiều chuyện tương tự như thế xảy đến. Tất cả đều không phải sự thật.

Tôi có kinh nghiệm bay khá nhiều và cũng nghe không ít phàn nàn liên quan đến các chuyến bay. Bản thân tôi cũng trải qua một số kinh nghiệm đáng kể liên quan đến hoãn, hủy chuyến bay, thất lạc hành lý, đặt vé trùng và rất nhiều chuyện khác. Thế nhưng, nếu tính ra phần trăm những chuyến bay suôn sẻ thì con số đó mới đáng giật mình. Nhiều chuyến công tác, tôi thức dậy ở Bắc Cali và trước bữa chiều ngày hôm đó đã có mặt an toàn ở New York – nơi cách xa gần 4.000 km. Tôi tin những người khác cũng có một tỷ lệ “may mắn” không thua kém gì tôi.

Vậy nhưng, đã bao giờ bạn nghe ai khen ngợi hàng không? Nếu có chắc chắn đó phải là một trường hợp ngoại lệ hiếm thấy. Chỉ cần một lần chuyến bay bị hoãn, bạn sẽ dễ dàng căng thẳng, giận dữ, coi đó như chuyện của riêng mình mà quên mất rằng tất cả mọi người liên quan đang cố hết sức để giải quyết và rằng, chuyện thỉnh thoảng này không có cách nào tránh khỏi. Không chỉ chuyện của những chuyến bay mà trong mọi mặt của cuộc sống hàng ngày người ta cũng xử sự như thế. Phần lớn những người ta gặp đều tỏ ra nhã nhặn, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ ta. Thế nhưng những gì ta được nghe lại thường xuyên là về một phần trăm rất nhỏ chuyện của mấy người thô lỗ, thiếu tế nhị. Nếu trong một ngày, một người có 12 nhiệm vụ công việc phải hoàn thành, và 11 trong số đó diễn ra trôi chảy thì 1 việc còn lại sẽ là việc được đem ra phàn nàn trong bữa tối.

Tôi không có ý bỏ qua những vấn đề ta phải đối mặt trong cuộc sống hay xem nhẹ những nỗi niềm thất vọng, rắc rối ta phải trải qua. Tất cả đó là một phần trong công việc. Thế nhưng, ta dường như đã quen rằng mọi việc đều phải suôn sẻ, dù ta luôn đòi hỏi gần như hoàn hảo. Để rồi khi không như thế, ta sẽ không chịu nổi.

Mỗi lần tự nhắc nhở mình rằng rất nhiều chuyện đang diễn ra suôn sẻ, tôi thấy mình giải quyết được nhiều chuyện hơn. Tôi chấp nhận sự thật đôi lúc có những chuyện không như ý xảy đến như đôi lúc con người ta phạm lỗi. Tôi có tầm nhìn rộng hơn và không dễ để những chuyện nhỏ chi phối. Tôi tin, rồi bạn sẽ tìm thấy điều tương tự.

Richard Carlson
Pham Thanh Huyền – Phan Hồng Hà biên dịch

Hãy coi chừng những điều bạn không biết và những thứ bạn không giỏi

Khi đọc những bài luận văn ở trường quá tệ của tôi, ba tôi thường bảo tôi rằng: “Này Richard, con dở môn chính tả thì chẳng có gì nghiêm trọng cả, nhưng điều quan trọng là con phải biết con dở môn đó. Phải biết như thế để khi không viết đúng được một từ nào đó thì con mở từ điển ra xem”. Ba tôi nói thật đúng! Về một chút hiểu biết này thôi có lẽ tôi đã thua xa nhiều người khác hàng cây số.

Ba tôi hoàn toàn đúng, nhưng không chỉ về mặt chính tả. Ý tưởng của Ba tôi có lẽ áp dụng được cho bất cứ điều gì. Trong công việc của tôi chẳng hạn, tôi không nhất thiết phải là một biên tập viên giỏi miễn là tôi biết nhược điểm và giới hạn của mình. Tôi có thể thuê một ai đó lấp vào chỗ yếu của tôi. Tương tự như thế, tôi không phải là một tay điều phối viên tài năng trong việc chắp ghép các chi tiết trong một bài văn diễn thuyết cho có mạch lạc. Cũng chẳng sao, tôi có thể thuê một người giỏi làm việc đó. Làm như thế luôn luôn là điều khôn ngoan và, về lâu dài, có lẽ ít tốn kém chi phí mà được lợi nhiều hơn. Nếu có vấn đề gì thì đó là khi tôi không biết rằng mình không giỏi bằng người khác hoặc tôi không muốn nhìn nhận sự thật đó.

Bạn có thể rất giỏi trong một số lĩnh vực và rất dở ở những thứ khác. Thế thì sao? Thế thì tại sao bạn lại phải tự làm khổ mình và phí thời giờ vật lộn với những thứ không phải là sở trường của bạn? Nói vậy không có nghĩa là bạn không thể học thêm điều mới mẻ gì nữa hoặc không nên trau dồi khả năng đang có. Tôi chỉ muốn nói bạn nên dành thì giờ đó cho thứ gì mà bạn thông thạo nhất và cần thiết cho công việc chính của bạn vẫn tốt hơn. Bạn rất dễ bị sa lầy vào thứ công việc không chuyên môn. Đương nhiên là có nhiều việc phải được thực hiện hoặc hoàn tất, nhưng không nhất thiết bạn phải làm những thứ mà bạn chẳng giỏi giang hơn người có chuyên môn.

Richard Carlson
Trích từ “Mưu sự làm giàu” – NXB Trẻ

Khi doanh nghiệp còn non trẻ

Làm thế nào để nhanh chóng thành công khi doanh nghiệp còn đang trứng nước?” là câu hỏi luôn thường trực trong đầu mỗi doanh nhân khi chập chững dấn thân vào chốn thương trường. Các ông chủ trẻ luôn phải vắt óc nghĩ “mẹo” để tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình.


Một trong những nguyên tắc để đi lên đó là thu hút các khách hàng mới trong khi vẫn không lơ là bỏ qua lượng khách hàng hiện tại. Và để đảm bảo nguyên tắc đó, để thành công, các bậc “tiền bối” đi trước luôn theo một số các thủ thuật như sau:

Tìm cách liên kết với những thương hiệu đại gia

Đối với các công ty còn mới, quy mô còn khiêm tốn, khi tạo liên kết, xây dựng liên minh với những công ty đã có bề dày hoạt động với thương hiệu sừng sỏ sẽ tận dụng được hình ảnh “cây cao – bóng cả” của các bậc tiền bối để nâng nhanh tên tuổi của mình. Một ví dụ để minh chứng, các chủ doanh nghiệp nhỏ đã bằng mọi cách – kể cả bắt tay với đối thủ cạnh tranh - để được núp dưới bóng dáng “đại thụ”: Jay Bower, Giám đốc công ty Crossbow Group LLC chuyên cung cấp dịch vụ marketing ở Westport thuộc bang Connecticut (Hoa Kỳ) đã từng cố gắng để có được công ty Upromise trở thành thành khách hàng của mình.

Tuy nhiên, Upromise trả lời thẳng họ muốn hợp tác một đối tác lớn hơn, có tên tuổi. Bower đã không ngần ngại quyết định liên kết và chuyển vụ làm ăn này sang cho đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình, công ty Brann Worldwide ở Chicago - một phần của tập đoàn truyền thông khổng lồ Havas ở nước Pháp. Tất nhiên, công ty Brann đã có được bản hợp đồng với công ty Upromise.

Để trả ơn cho Bower, công ty Brann đã nhường lại cho Crosbow một vài hợp đồng với một số khách hàng khác, trong đó có cả những khách hàng khá quan trọng của Brann như FleetBank ở Boston thuộc bang Massachussetts. Jay Bower còn tỏ rõ nét hồ hởi khi kể về chuyện này “Hết sức có lợi khi thực hiện vụ hợp tác này. Làm việc, phục vụ FleetBank, một công ty tài chính lớn, đã mang lại cho Crossbow Group LLC cơ hội tiếp cận với các đại gia ngân hàng như Citibank”.

Mạnh dạn bỏ đi những "quy tắc truyền thống” nhưng không phù hợp


Tại công ty phần mềm Mindbridge - một công ty chuyên cung cấp dịch vụ giải pháp mạng có trụ sở ở Philadelphia thuộc bang Pennsylvania – khi khách hàng gọi đến Ban hỗ trợ kỹ thuật sẽ được nghe trả lời bởi những nhân viên có trình độ cao và những người “chỉ trả lời điện thoại” này cũng được trả lương rất hậu.

Công ty này đã biết đưa ra đột phá bằng quy định những người làm ở bộ phận hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng phải có trình độ từ Cử nhân hoặc Kỹ sư trở lên (trong khi theo truyền thống, các công ty công nghệ cao thường tuyển các nhân viên có trình độ thấp nhất và tất nhiên tương ứng là mức lương thấp nhất cho bộ phận hỗ trợ khách hàng”.

Kể từ khi Mindbridge áp dụng quy định mang tính “phá cách” đó, có tới 98% các hợp đồng hỗ trợ đã từng bỏ đi được nối lại, trị giá tới 15 – 20% tổng doanh thu cả năm của công ty.

Sẵn sàng tìm hiểu khách hàng


Nhiều chủ công ty cho rằng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nữa nếu thu được những phản hồi trung thực nhất từ phía khách hàng để dựa vào đó hoạch định và triển khai công việc kinh doanh. Do vậy các công ty thường tổ chức những buổi tư vấn với quy mô lớn cho nhiều khách hàng.

Mục đích là thu được những phản hồi cùng một lúc từ những khách hàng chủ yếu, để từ đó có thể hiểu được tâm tư – nhu cầu chung của khách hàng… hy vọng sẽ nảy ra được những ý tưởng mới để cải thiện doanh thu và hình ảnh của công ty mình còn đang non nớt.

Các công ty thường tiến hành phỏng vấn những khách hàng chính và từ đó tìm hiểu những mối quan tâm chính của khách hàng, điều gì làm khách hàng chưa hài lòng và cả những điều khiến khách hàng yêu mến. Và nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn (thông thường là 1 hoặc 2 quý), nhiều công ty gặt hái được thành công: “Giờ đây, tất cả những gì chúng tôi nghe được chính là sự hài lòng của khách hàng khi họ nói rằng họ đã có được những điều mà trước đây chưa bao giờ xảy ra: những phàn nàn được giải quyết và các nhà quản trị cấp cao ngồi lắng nghe những ý kiến của họ”. Thực vậy cả khách hàng và công ty đều cùng có lợi.

Liên tục nghĩ ra những phương kế mới để tối đa hoá mức lợi nhuận tiềm tàng là mối lo thường trực đối với mỗi cá nhân chủ DN. Tuy nhiên, những phương án tưởng chừng là cơ bản không có gì mới như làm đơn giản mẫu đơn đặt hàng hay làm trụ sở của công ty bạn khang trang sạch sẽ… cũng vẫn cần được thường xuyên coi trọng bởi vì chúng luôn vô cùng có ích.

theo SAGA

Chủ động, tự tin vào bản thân

Năm năm trước, James Trafalgar kinh doanh cửa hàng mua bán nông cụ nhỏ. Anh trải qua cuộc sống bình thường, an nhàn nhưng không có lý tưởng. Ngôi nhà của anh rất bé và anh cũng không có tiền để mua những thứ anh cần. Vợ của Trafalgar không than vãn một lời, cô biết an phận.

Nhưng hôm nay, tất cả đều đã thay đổi. Trafalgar đã có một ngôi nhà mới khang trang trên mảnh đất 2 mẫu Anh. Anh và vợ không còn phải lo lắng liệu có thể cho con vào học tại một trường đại học danh tiếng nổi không, vợ anh cũng không cảm thấy “có lỗi” khi dùng tiền mua quần áo. Mùa hè thì cả nhà đi châu Âu. Trafalgar đã trải qua một cuộc sống đích thực.

Trafalgar nói: “Tất cả những điều này xảy ra là vì tôi đã vận dụng sức mạnh của lòng tin. Năm năm về trước, tôi nghe nói ở Detroit có công việc kinh doanh nông cụ, lúc đó tôi vẫn còn sống ở Cleveland. Tôi quyết định thử, hy vọng có thể kiếm được ít tiền. Tôi đến Detroit vào buổi sáng sớm ngày chủ nhật, nhưng phải đợi đến thứ hai công ty tôi cần liên hệ mới làm việc. Ăn tối xong, tôi ngồi trong khách sạn trầm tư suy nghĩ, bỗng nhiên cảm thấy mình thật đáng ghét. “Điều này rốt cuộc là tại sao?” – Tôi tự hỏi mình – “Thất bại sao luôn thuộc phần tôi?”.

Trafalgar không biết ngày hôm đó cái gì xui khiến anh làm điều này: Anh lấy một tờ giấy viết thư của khách sạn, viết tên những người anh quen biết mà trong những năm gần đây vượt xa anh, họ đã đạt được nhiều thành công trong công việc. Trong số đó có hai người chủ nông trại nhà kế bên, bây giờ đã dọn sang một khu vực khác tốt hơn. Hai người khác mà Trafalgar đã từng làm việc cho họ, một người sau này trở thành em rể của anh.

Trafalgar tự hỏi chính mình: Ưu thế của năm người bạn này là gì? Anh so sánh trí tuệ và năng lực của mình với họ, nhận thấy họ hoàn toàn không thông minh hơn anh. Nền giáo dục họ được tiếp thu, sự chánh trực, tập tính cá nhân (thói quen cá nhân) v.v… của họ cũng không có ưu thế hơn anh. Cuối cùng Trafalgar nghĩ ra yếu tố khác dẫn đến thành công, đó là tính chủ động. Trafalgar không thể không thừa nhận, về mặt này các bạn anh hơn anh một bậc.

Khi ấy đã gần ba giờ đêm rồi nhưng Trafalgar vẫn rất tỉnh táo. Lần đầu tiên anh phát hiện ra nhược điểm của mình. Anh mổ xẻ bản thân, tự thấy anh thiếu tính chủ động là vì từ sâu thẳm nội tâm, anh không tôn trọng chính mình.

Trafalgar ngồi suốt cả đêm, nhớ lại quá khứ. Anh phát hiện bản thân trong quá khứ thường tự tìm lấy phiền não, luôn tự nói với mình là không được, không được,và không được! Anh luôn nhìn thấy điểm yếu của mình, hầu như tất cả những điều anh làm đều mang tính tự hạ thấp giá trị bản thân mình.

Cuối cùng Trafalgar hiểu ra rằng: nếu ngay chính mình cũng không tín nhiệm mình thì cũng chẳng có ai tín nhiệm mình được!

Thế là Trafalgar đi đến một quyết định: “Mình thường xuyên xem mình là một công dân thấp hèn, kể từ hôm nay mình sẽ không suy nghĩ như vậy nữa”.

Sáng ngày hôm sau, anh âm thầm làm cuộc thử nghiệm đầu tiên về lòng tự tin của chính mình trong cuộc phỏng vấn với công ty. Trước cuộc phỏng vấn này, Trafalgar hy vọng mình có dũng khí đề xuất yêu cầu mức lương cao hơn mức lương cũ từ 750 đến 1000 USD. Nhưng sau lần tự kiểm điểm bản thân này, Trafalgar nhận thức được giá trị của mình, vì vậy mà mục tiêu này được nâng lên 3500 USD.

Kết quả là Trafalgar đã đạt được mục đích. Anh đã gặt hái được thành công.

Tự ti là hòn đá cản đường trong hình trình tiến về phía trước của chúng ta. Chỉ có sự tự tin và kiên trì hành động, chúng ta mới có thể đạt được những gì chúng ta muốn.

Trích từ “Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn” – NXB Tổng hợp TP.HCM

Không thành công nếu không hứng thú

Donald M.Kendall - Nguyên TGĐ điều hành tập đoàn Pepsi
Khi tôi đang học năm thứ hai đại học thì Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ. Tôi trở về Sequim, Washington đúng vào dịp lễ Giáng sinh. Khắp nơi người ta dựng vô số chướng ngại vật như thể quân Nhật đã đánh tới nơi vậy. Lệnh tổng động viên được phát ra và tôi đăng ký gia nhập quân đội, làm phi công ném bom trong suốt thời kỳ chiến tranh.

Khi chiến tranh kết thúc, tôi xuất ngũ và bắt đầu đi tìm việc làm. Khi đó, quân đội có chương trình hỗ trợ cho những ai muốn theo học đại học nhưng bạn phải cam kết là sẽ làm việc cho họ trong ba năm sau khi tốt nghiệp. Dù không có đủ tiền để có thể theo học cho đến hết đại học nhưng tôi không muốn ở trong quân đội lâu hơn nữa nên quyết định không theo con đường này.

Ngay khi xuất ngũ, tôi lập tức chuyển sang bờ Đông vì nghe nói nghề câu cá hồi ở đây rất khấm khá. Rồi một người bạn thời còn trong quân đội bảo tôi nộp đơn xin vào Pepsi làm việc. Bản thân anh ấy không thể làm cho Pepsi vì mang họ Lehman. Số là trước đây Walter Mack, một người thuộc đế chế Pepsi, đã cưới một cô vợ dòng họ Lehman nhưng sau đó họ ly dị. Vì lẽ đó Pepsi và nhà Lehman cắt đứt quan hệ với nhau. Tôi nghe lời anh ta, đi phỏng vấn và được nhận vào Pepsi với mức lương khởi điểm 400 đô la. Đó là vào năm 1947.

Tôi bắt đầu từ xưởng đóng chai, sau đó chuyển qua khâu giao hàng bằng xe tải, và cuối cùng làm tiếp thị món nước giải khát màu nâu mang lại nhiều sảng khoái của Pepsi. Tôi yêu công việc này. Thỉnh thoảng tôi có những cuộc nói chuyện với sinh viên và tôi luôn khuyên họ rằng mỗi sáng thức dậy, nếu họ thấy không hứng khởi với công việc mình sẽ làm trong ngày thì tốt nhất nên chọn việc khác mà làm. Không có con đường nào có thể đưa bạn đến thành công nếu bạn không có hứng thú trong công việc hiện tại. Tôi tin rằng đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm của giới trẻ hiện nay. Phần lớn họ cần một việc làm chứ không phải họ yêu thích công việc họ đang làm.

Lúc ấy, tôi rất phấn khởi với những gì tôi đang làm cho Pepsi và may mắn là tôi có rất nhiều cơ hội để thăng tiến. Kết thúc công việc tiếp thị nước ngọt, tôi chuyển qua làm ở bộ phận kinh doanh nội địa. Với tôi, mỗi một ngày trôi qua luôn luôn có nhiều điều mới mẻ để làm và để học hỏi.

Nhiều người có tài và lẽ ra có thể đạt đến những vị trí quản lý cao cấp nhưng rồi họ đã không thể vì đã không biết lựa chọn đúng vị trí vào những thời điểm thích hợp. Để thành công, bạn cần phải là người thật may mắn, nhưng chỉ may mắn thôi thì chưa đủ. Tôi từng làm tiếp thị Pepsi tại thành phố Atlantic. Nhóm tám người chúng tôi làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nhưng Atlantic là một thành phố sống về đêm nên tôi luôn nán lại đến khuya. Hầu như toàn bộ doanh số của tôi đều được thực hiện vào ban đêm và nó lớn hơn doanh số của tất cả các thành viên khác cộng lại. Ban giám đốc công ty biết được thành tích này của tôi nên đã cất nhắc tôi lên bộ phận phụ trách chiến lược tiếp thị toàn quốc.

Bạn cũng cần phải tự tin, bằng không bạn sẽ chẳng bán được thứ gì cả. Tôi sinh ra ở một nông trại. Sáu tuổi tôi đã biết vắt sữa bò, cắt cỏ, chặt cây, làm vườn, điều khiển hầu như tất cả các loại máy móc trong nhà và cứ thế cho đến hết trung học. Điều này cho tôi niềm tin vì tôi biết mình có nhiều kỹ năng và có thể làm được nhiều việc. Do đó, tôi chưa bao giờ lo sợ là mình bị thất nghiệp.

Đối với đa số người thì kinh nghiệm là yếu tố quan trọng trước khi khởi sự kinh doanh, dĩ nhiên trừ phi họ có năng khiếu đặc biệt. Nếu một người có ý tưởng lớn và mở công ty kinh doanh theo ý tưởng đó thì thật lý tưởng. Nhưng đó không phải là công thức phổ biến cho những người trẻ tuổi ngày nay. Hầu hết những người trẻ tuổi thường thiếu kinh nghiệm và tôi cho rằng kinh nghiệm thậm chí quan trọng hơn những bài lý thuyết suông ở trường. Nếu bạn đang làm việc tại một công ty và bạn thực sự yêu thích công việc của mình, bạn không cần phải vào trường kinh doanh nào cả mà hãy học ngay trong công việc của mình. Tôi không khuyến khích bạn vào trường để học kinh doanh ngoại trừ đó là những công việc cần kiến thức chuyên ngành như kế toán hoặc tiếp thị.

Tôi biết đến công việc kinh doanh là nhờ vào thực tế công việc và biết quản lý nhờ vào thời gian phục vụ trong quân đội. Lúc đó, thay vì ngồi chờ đến lượt bay như những phi công khác, tôi lên văn phòng và nói với sếp là tôi thích công việc văn thư tuy không có kinh nghiệm gì. Kết quả là tôi đã trở thành một nhân viên hành chánh - thống kê tốt. Tài chính - kế toán không phải là điểm mạnh của tôi nên tôi học một khóa kế toán hàm thụ.

Tôi học được rất nhiều từ những người xung quanh. Tại nhà máy ở Pittsburgh, tôi được Fred Sabowski, giám đốc điều hành, quan tâm và hết lòng chỉ dạy. Ông thường trò chuyện với tôi đến một giờ sáng. Lúc đó tôi đã mệt bở hơi tai nhưng vẫn ngồi với ông và tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh từ ông. Tôi cũng học được nhiều về ngành kinh doanh đóng chai nhượng quyền từ những người lâu năm trong nghề. Walter Dowson, người nắm trong tay hệ thống các nhà máy đóng chai của cả một tiểu bang Michigan rộng lớn, quả là một con người tuyệt vời. Lúc đó không hiểu sao những người lớn tuổi thường thích kể cho bọn nhóc thế hệ trẻ chúng tôi nghe những câu chuyện ly kỳ về kinh doanh. Nhờ vậy, tôi có mối quan hệ với cả những nhà máy đóng chai ở DenverChicago. Còn người phụ trách vùng Louisville là một kỹ sư. Khi tôi đến bán thiết bị cho ông, ông lôi ra một cái thước lô-ga, tức thì tôi cũng rút ra một cái tương tự. Tôi học được cách sử dụng loại thước này hồi còn ở quân đội. Ông không thể tin rằng một thanh niên như tôi mà cũng biết sử dụng thước lô-ga. Kết quả là chúng tôi thân nhau từ đó.

Thưở nhỏ, có lẽ cô giáo lớp năm của tôi là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi. Cô tin ở tôi và luôn theo dõi sự nghiệp của tôi từ đó đến nay. Cô không có con nên dành hết sự quan tâm của mình cho tôi. Đó là chính là một trong những động lực lớn thúc đẩy tôi tiến bộ. Cha mẹ tôi ly dị nhau và tôi thật may mắn có được một người như cô trong đời.

Theo tôi, tìm thấy niềm vui trong công việc là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của bạn, bên cạnh kinh nghiệm, sự may mắn và đội ngũ các cố vấn đáng tin cậy. Đừng bao giờ nhận một công việc bạn không thích vì bạn sẽ không thể đi tới thành công. Việc học hành cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trừ phi bạn muốn trở thành kỹ sư, bác sĩ hoặc biết chính xác bạn muốn gì ở trường đại học, bạn mới cần phải bước vào đó. Hãy tích lũy kinh nghiệm từ thực tế công việc và luôn mở rộng tầm nhìn về tương lai của bạn. Ở tuổi xế chiều, dù muốn dù không bạn vẫn phải thu hẹp mục tiêu của mình; vì thế, hãy mở rộng nó tối đa khi bạn còn trẻ. Và cuối cùng, để khởi nghiệp, bạn cần phải học càng nhiều càng tốt tất cả mọi thứ có liên quan đến việc kinh doanh của bạn, đừng bao giờ chỉ tập trung vào một mặt duy nhất.

Donald M.Kendall - Nguyên TGĐ điều hành tập đoàn Pepsi
Nguồn: Vì sao họ thành công ? - First News và NXB Trẻ TPHCM

Khi niềm tin được đặt đúng chỗ

Lên lớp 12, tôi mới bắt đầu xác định được hướng đi cho tương lai của mình: trở thành một chuyên viên làm việc cho các tổ chức phát triển cộng đồng. Nhưng để biến ước mơ đó thành hiện thực không phải là một điều dễ dàng. Bởi ngoài sự tâm huyết, niềm đam mê và lòng hy sinh – những điều kiện cần phải có ở một người làm công tác xã hội – thì điều quan trọng không kém là bản thân những người đó phải được đào tạo kiến thức, nghiệp vụ ở trường đại

Đối với một học sinh chưa bao giờ xem chuyện học hành là mối quan tâm hàng đầu như tôi thì việc vào được đại học quả là một bài toán hóc búa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định tìm đến thầy Shaw, người phụ trách môn tâm lý học của trường, để xin một lời khuyên.

Thầy đã ngồi im lặng để nghe tôi nói một cách hăng say về ước mơ của mình, về những mong muốn mang đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp hơn, rằng tôi tin mình có thể tạo nên điều khác biệt cho thế giới mà chúng ta đang sống… Tôi thấy ánh mắt thầy lộ vẻ ngạc nhiên, dường như thầy không tin vào những gì tôi đang nói. Sau cùng, thầy đã nói với tôi một câu ngắn gọn:

- Học đại học, không hợp với em đâu.

Tôi cảm thấy trái tim mình như ngừng đập. Một chút hoang mang, phẫn nộ dấy lên trong lòng tôi, dù tôi biết lời nói của thầy tuy hơi tàn nhẫn nhưng rất chân thành.

Tôi trở về nhà và tâm sự với bố mẹ về nguyện vọng của mình, cả những gì thầy Shaw đã nói. Bố mẹ rất nhiệt tình ủng hộ tôi, gấp rút tìm cho tôi một trường cao đẳng có yêu cầu tuyển sinh tương đối dễ, chỉ cần trong học kỳ cuối ở trung học tôi đạt được điểm trung bình trong tất cả các môn. Những tưởng như vậy là tôi có thể tiến bước một cách suôn sẻ, nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Tôi phải trả giá cho những năm học chểnh mảng thời trung học bằng một giá khá đắt. Lỗ hổng kiến thức mà tôi bị thiếu hụt là quá lớn nên sau hai năm, tôi vẫn không thể theo kịp chương trình học. Những nỗ lực của tôi cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu.

Không bỏ cuộc, bố mẹ lại tiếp tục tìm cho tôi một trường cao đẳng khác. Trường này không hề có chút tiếng tăm nhưng được cái là họ chẳng đòi hỏi gì ở bạn ngoài khả năng tài chính. Vào học ở một ngôi trường như thế càng khiến tôi thấy mình thêm thất bại. Những lời của thầy Shaw cứ ám ảnh mãi bên tai tôi trong cả giấc ngủ, khiến cho tôi hoàn toàn đánh mất lòng tin vào bản thân. Dù không nói ra nhưng trong thâm tâm, tôi tin là thầy nói đúng. Con đường học vấn dường như vượt ra ngoài khả năng của tôi.

Một thời gian sau, gia đình tôi chuyển đến sống ở một thành phố khác. Tôi bắt đầu tính kế mưu sinh bằng các công việc bán thời gian. Nhưng trong sâu thẳm lòng mình, tôi vẫn biết đâu là điều tôi hằng mong muốn. Có đôi khi tôi tự hỏi: “Mình phải làm gì đây? Có nên thử lại một lần nữa không?”. Cuối cùng, thu hết can đảm, tôi tìm đến một trường cao đẳng và đăng ký học tại chức vào ban đêm chuyên ngành xã hội học. Tôi đã nỗ lực không ngừng, cố gắng đi học đều đặn dù ban ngày tôi phải làm việc rất vất vả. Kết thúc học kỳ đầu tiên, cầm bảng điểm trên tay, tôi không thể tin vào mắt mình. Liệu có sự nhầm lẫn gì ở đây? Nhưng không, bảng điểm với mã số sinh viên chính xác của tôi đã cho thấy tất cả các môn học đều đạt điểm A, Những học kỳ tiếp theo, thành tích học tập của tôi ngày càng tốt hơn và tôi đã tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu, Không bằng lòng với những gì mình đã có, tôi lại tiếp tục cuộc hành trình đi tìm tri thức. tôi học tiếp lên đại học, rồi tiếp tục học thạc sĩ chuyên ngành tâm lý tại trường Đại học New York. Tại đây, tôi làm quen với tiến sĩ Sarah Cohen – cô giáo dạy môn Tâm lý học trẻ em. Cô khuyên tôi nên tin vào bản thân, tin vào những thành quả mà mình đã nỗ lực gặt hái được. Ngoài ra, cô còn khen ngợi tính cách vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình của tôi khi tham gia các chuyến đi thực tế đến thăm các viện dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, các trung tâm điều trị người bị bệnh AIDS… Đó là quãng thời gian tôi tiếp thu, tích lũy được nhiều tri thức cũng như kinh nghiệm thực tế mà sau này đã giúp ích rất nhiều cho tôi – một chuyên viên tình nguyện của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

Sau tất cả mọi chuyện, tôi nhận ra một điều rằng niềm tin cần được đặt đúng chỗ. Ngày xưa, tôi đã tin vào những gì thầy Shaw nói và thế là tôi sợ hãi, hổ thẹn và chùn bước trước ước mơ của mình. Nhưng khi tôi tin vào chính bản thân và kiên trì theo đuổi mục tiêu thì tôi lại có thể tiến những bước dài về phía trước và gặt hái được những thành quả mà đã có lúc, tôi tưởng rằng nó chỉ có trong mơ mà thôi. Và trên con đường đi tới ước mơ của mình, tôi lại có cơ hội được gặp thêm nhiều người như tiến sĩ Sarah Cohen, những người đã giúp tôi tìm lại niềm tin và tiếp thêm cho tôi sức mạnh.

Đan Châu dịch – Theo A Better Message

Bỏ học để thành… Tỷ phú game

Tỷ phú trẻ tuổi Kim Tân

5 tuổi đã biết chơi game, bỏ học ngay sau khi học hết năm thứ nhất, đó là câu chuyện của Kim Tân - một tỷ phú trẻ trong làng game Trung Quốc.

Kim Tân, giám đốc công ty Ferry Game chuyên sản xuất trò chơi trực tuyến tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang hiện đang là một trong những tỷ phú trẻ tuổi nhất Trung Quốc.

Chỉ riêng trong năm 2007, doanh thu của công ty do anh sáng lập đã đạt 1 tỷ nhân dân tệ (hơn 2 nghìn tỷ VNĐ).

Được biết, lai lịch của vị tỷ phú trẻ tuổi này cũng thuộc dạng "có một không hai". Kim Tân 5 tuổi đã biết chơi game và ước mơ sau này có thể kiếm được nhiều tiền nhờ trò chơi điện tử. Đến năm học Sơ trung (tương đương THCS), anh bắt đầu làm quen và chơi game online.

Năm 2003, Kim Tân học trường Đại học Lí Công, thời gian này, anh dùng số vốn bước đầu là 5000 tệ để mua bán đồ ảo. Lúc đó, do nhu cầu lớn, sự cạnh tranh ít nên nhờ phương châm mua rẻ bán đắt, anh đã biến khoản tiền khởi nghiệp nhỏ bé thành hơn 1 triệu tệ.

Sau đó, năm 2005, khi học xong năm thứ nhất trường đại học, anh quyết định nộp đơn xin nghỉ học để mở công ty Ferry Game. Năm 2007, lợi nhuận của công ty tăng bất ngờ lên đến 1 tỷ NDT.

Nhưng khi đã có được thành công, vị giám đốc trẻ tuổi Kim Tân vẫn không hài lòng: “Hoàn cảnh thuận lợi có thể làm cho con người hư hỏng. Khi mới thành lập công ty, chúng tôi có lúc phải ăn mỳ tôm thay bữa”. Ngoài ra liên quan đến vấn đề học tập dang dở, anh cho biết vẫn chưa có ý định học tiếp.

Hiện nay, công ty Ferry Game đang sở hữu các tựa game được ưa chuộng tại Trung Quốc như Thiên cơ online, Mini Fighter, MayPan online, Ma thần tranh bá online, Thần tướng online...

Chi nhánh công ty rải rác khắp 11 thành phố trên toàn quốc. Sản phẩm của Tân còn đặt chân lên một số thị trường khó tính như Đài Loan, Hồng Kông, các nước Ấn Độ, Mailaixia, Thái Lan.

Mquiz – Theo GameK

Sẻ chia kinh nghiệm Tạm thời rút lui khi không biết phải làm sao

Đây là một trong những kỹ năng tinh thần quan trọng nhất tôi được biết. Trên thực tế nó gần với một cách sống hơn là một kỹ năng. Nó đã giúp tôi sống hiệu quả hơn và dĩ nhiên, ít bị tác động vì những chuyện nhỏ nơi công sở.

Mỗi khi bối rối, chưa biết làm sao, chúng ta thường ép mình cố gắng hơn, tư duy nhanh hơn, nỗ lực đến tối đa để đưa ra câu trả lời. Đây là xu hướng chung của rất nhiều người. Nhưng vấn đề ở chỗ câu trả lời thường không phải là tối ưu.

Điều này hơi hài hước, nhưng quả thật cách hiệu quả và đáng làm nhất khi tạm thời bạn chưa tìm ra câu trả lời trước một vấn đề là hãy nhẹ nhàng rút lui mọi ý nghĩ, chủ động thả lỏng. Như thế bạn sẽ giải phóng đầu óc mình đồng thời để trí năng bẩm sinh phát huy vai trò. Nói một cách khác, khi bạn đang chịu áp lực, căng thẳng, trí khôn sẽ bị che khuất và ngược lại khi gánh nặng ý nghĩ được trút bỏ, trí khôn sẽ tự nổi lên cùng với nhiều ý tưởng dành cho bạn.

Chúng ta hẳn ai cũng từng trải qua một kinh nghiệm như thế này: Bạn đang phải đấu tranh tư tưởng để cho ra một quyết định. Vấn đề quá hóc búa, phức tạp đến nỗi bạn thậm chí không biết phải làm sao. Trước mắt bạn mù mịt, không một giải pháp. Quá thất vọng, bạn chỉ còn biết từ bỏ. Thế nhưng vài phút, vài giờ đồng hồ sau, khi bạn đang làm một việc chẳng hề liên quan đến vấn đề đang làm bạn khổ tâm, bất ngờ câu trả lời bỗng từ đâu đó xuất hiện trong đầu bạn – một câu trả lời xuất sắc làm bạn phải thốt lên “đây rồi!”.

Đây không phải là sự tình cờ may mắn. Đầu óc chúng ta trở nên thực sự sáng suốt, thông minh khi ta thả lỏng, trút bỏ mọi cố gắng. bạn không dễ chấp nhận bởi cho rằng mình cần phải nỗ lực. Điều này không sai, thế nhưng không phải lúc nào nỗ lực của tư duy cũng cho bạn kết quả tốt nhất. Bạn sai lầm với niềm tin khi thả lỏng tư duy, đầu óc ta sẽ ngưng hoạt động. Hoàn toàn trái với sự thật, chúng vẫn hoạt động chỉ có điều theo một dạng thức khác mà thôi.

Ngược lại, khi đang hoạt động ở tần số cao, đầu óc ta bị khuấy động và dễ quay đi quay lại ở một cách nghĩ và năng lực tư duy vì thế bị giới hạn, lặp đi lặp lại như một thói quen. Khi ấy cũng là khi bạn dễ bị chi phối, bận tâm bởi những chuyện nhỏ.

Tôi biết, bớt nỗ lực vì kết quả tốt hơn là một quan điểm khá lạ lẫm. Thế nhưng đây là sự thật và tôi tin chắc nó sẽ giúp cuộc sống của bạn nơi công sở dễ dàng hơn.

Richard Carlson
Thăng tiến trong sự nghiệp – NXB Trẻ

10 phong thái làm việc của người thành công

Tại sao cùng năng lực như nhau nhưng có người thăng tiến rất nhanh, có người lại giậm chân tại chỗ? Bạn có thể nghĩ rằng thành công đến với những người này vì họ có hậu thuẫn. Có thể, nhưng có một điều quan trọng hơn chính là thái độ làm việc của họ.

Tiến sỹ Martin Seligman đã phát hiện ra rằng thái độ làm việc là nhân tố quyết định, nó còn quan trọng hơn cả chỉ số IQ, bằng cấp và một số nhân tố khác. Ông thấy rằng những người có thái độ tích cực, thân thiện thường tiến xa hơn trong sự nghiệp. Cho dù bạn đến từ đâu, bạn thông minh như thế nào nếu bạn có một thái độ đúng đắn trong công việc thì bạn sẽ thành công.

Dưới đây là 10 thái độ của các nhân viên thành công, bạn có thể xem qua và áp dụng cho bản thân:

1. Tôi chịu trách nhiệm cho số phận của mình

Nếu bạn chỉ dành thời gian để ngồi chờ đợi điều gì tốt đẹp sẽ đến với sự nghiệp của bạn thì bạn sẽ còn phải đợi lâu. Những người thành công luôn tự quyết định điều gì tốt đẹp sẽ đến với họ, họ tạo ra và điều khiển số phận của họ. Bạn sẽ thành công, sẽ có vị trí xứng đáng trong sự nghiệp nếu bạn biết bước đi và tìm kiếm cơ hội của mình.

2. Không có gì là không thể

Bạn nghĩ bạn không có cách nào để có thể vươn tới vị trí phó giám đốc? Nếu bạn suy nghĩ như vậy thì bạn chắc chắn sẽ không bao giờ có được vị trí đó. Hãy nhớ rằng nếu bạn muốn làm được việc gì thì phải luôn nghĩ rằng bạn có khả năng để làm điều đó.

3. Tôi luôn coi trọng công việc được giao, dù đó là việc vặt

Bạn sẽ không thể biết được khi nào thì bạn đang ở trong tầm kiểm soát của sếp vì vậy luôn phải làm việc cẩn thận cho dù đó là việc nhỏ. Một nhân viên PR cấp cao làm việc tại Chicago nói rằng công việc đầu tiên cô ấy được giao đó là sắp xếp lại tủ đựng hồ sơ của phòng. Cô ấy đã làm việc rất nhiệt tình và ngay sau đó đã nhận được lời khen từ phía sếp về sự chăm chỉ đó. Vì vậy bạn cần nhớ nếu lần sau được giao bất cứ công việc nào hãy làm với tất cả sự nhiệt tình của mình.

4. Xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người

Tại sao bạn phải tức tối với các đồng nghiệp trong khi bạn có thể cư xử thân thiện và hòa đồng với mọi người? Ví dụ, bạn có nghĩ rằng việc tạo được mối quan hệ tốt với thư ký của sếp là quan trọng không? Hãy cư xử tốt và tạo mối quan hệ thân thiết với tất cả mọi người, biết đâu trong tương lai những mối quan hệ này lại có ích cho bạn.

5. Làm việc một cách tận tâm

Nếu bạn cứ nghĩ cả ngày rằng tại sao bạn lại phải làm những công việc này, hay công việc này không đúng với chuyên môn và nhiệm vụ của bạn… thì sẽ chỉ khiến cho bạn không thể hoàn thành công việc và sẽ phải chịu đựng sự bực tức của sếp. Cho dù công việc được giao không phù hợp, nhưng một nhân viên thành công luôn làm việc như thể đó là công việc trong mơ của họ vậy.

6. Luôn tận dụng cơ hội để mở rộng mối quan hệ của mình

Những nhân viên thành công họ biết được giá trị của việc có được quan hệ rộng rãi, cả trong và ngoài công ty. Bạn cần thiết lập cho mình nhiều mối quan hệ và chuyên nghiệp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc rủ các đồng nghiệp ra ngoài vào giờ nghỉ, đi uống café sau giờ làm hay tham gia các cuộc hội thảo giữa các công ty.

7. Luôn học hỏi và làm mới bản thân

Để có thể thăng tiến thành công bạn cần chịu khó trau dồi và cập nhật kiến thức thường xuyên. Ví dụ, bạn nên tình nguyện đảm nhận những dự án mới để học hỏi những kiến thức và kỹ năng mà mình chưa biết.

8. “Thất bại sẽ giúp mở đường cho thành công”

Ai cũng phải từng trải qua thất bại dù chỉ là một lần và sự khác biệt giữa người thành công và không thành công chính là cách họ đối mặt với thất bại đó như thế nào. Những người thành công sẽ tìm thấy những bài học trong thất bại đó và tiếp tục tiến bước.

9. Tôi luôn tự hào về bản thân

Bạn đã bao giờ chờ đợi ai đó trong công ty sẽ nhận ra tài năng và nỗ lực của bạn? Có lẽ đã đến lúc bạn cần phải đứng lên và nói về những kết quả công việc và đóng góp của bạn cho công ty. Những người thành công luôn biết cách để cho mọi người thấy thành tích của mình mà lại không có vẻ gì là khoe khoang.

10. Tôi luôn tự tìm những cơ hội mới

Những người thành công luôn tự tìm kiếm những cơ hội để tiến lên trong sự nghiệp. Luôn lắng nghe, quan sát và để ý tìm tới những cơ hội mới. Bạn không bao giờ biết được khi nào thì bạn sẽ khám phá ra được cơ hội sẽ có thể thay đổi cả sự nghiệp của bạn vì vậy đừng bao giờ ngừng tìm kiếm chúng.

Thủy Nguyễn -Theo MSN

Đừng đổ thừa, chê trách

Một trong những thói quen hấp dẫn và khôn lỏi nhất trong đời chúng ta lại cũng là cách chắc chắn nhất tước bỏ khỏi chúng ta quyền làm chủ đời mình, sự vui sướng và giàu có. Tôi muốn nói đến thói quen đổ thừa cho người khác hoặc cho các điều kiện bên ngoài về những sai lầm, thất bại hoặc khó khăn của chính mình. Chúng ta gọi đó là “Trò đổ thừa”.

Đổ thừa người khác là việc quá dễ. Cái trò đổ thừa đó đột nhập vào chúng ta một cách tế nhị hoặc chẳng thèm tế nhị gì cả. Nó chường ra trong tư tưởng và trong các cuộc đối thoại của chúng ta. Ví dụ, chúng ta có thể tự nhủ mình: “Đáng lẽ mình cũng bán được nhiều hàng lắm nếu phẩm chất của chúng khá hơn thế này”, hoặc “Giá mà nền kinh tế tốt đẹp (hoặc giá bọn cạch tranh với mình có được chút liêm sỉ hoặc giá mình may mắn hơn hoặc giá mình làm một công việc khác) thì mình cũng kiếm ra được khối tiền đấy”. Chúng ta cũng có thể đổ thừa sự thất bại của mình cho tình thế thay đổi, bị lỡ cơ hội hoặc ít được học hành quá. Hoặc mình phàn nàn với ông chồng hay bà vợ của mình: “Thì tôi cũng đã tìm kiếm cơ hội khắp nơi rồi”, hay “Biết sao được, có ai bày em nên kết thúc một cuộc thương lượng như thế nào đâu!” Còn như thế này thì sao: “Phải giữ thân hình thon thả mới được. Có điều mình chẳng có thì giờ”. Thói quen đổ thừa xuất hiện trong mọi tình huống – chúng ta trách cứ những kẻ cạnh tranh, trách sếp, trách chính phủ, trách lý lịch cá nhân của mình, tuổi tác, giới tính và đổ thừa cả cha mẹ và trách nhiệm của gia đình.

Không phải khuynh hướng hay đổ thừa của chúng ta là không đúng đâu. Trong những điều phàn nàn của chúng ta cũng có một chút xíu sự thật đấy. Nhưng đó là một phần của vấn đề. Luôn luôn chúng ta có thể chứng minh với chính mình tại sao cái “phiên bản” phàn nàn của mình là đúng đắn. Và điều đó lại giúp cho “trò chơi đổ thừa” cứ tiếp diễn. Trong khi đổ thừa, chúng ta tách mình ra khỏi giải pháp, tức là điều đang nắm giữ và chi phối vận mệnh của mình. Cũng dễ đổ thừa chuyện thiếu tập thể dục hoặc quán xuyến gia đình cho thời khóa biểu làm việc chật ních – thật khó lòng thú nhận mình đã không dành cho những việc đó chút ưu tiên nào.

Hầu hết những than phiền về thời gian không có vẻ kêu ca là lối gì. Chúng tế nhị lắm nữa kia. Cũng chính vì vậy khó mà nhận biết – và chấm dứt chúng.

Nếu bạn khiêm tốn nhận ra cả bạn nữa cũng thường rơi vào thói quen này, tức là bạn mở rộng cửa, dọn đường cho sự thành công và vui sướng dù bạn làm bất cứ việc gì. Một khi bạn thấy rằng chính bạn nắm giữ vận mệnh đời mình, cuộc sống của bạn sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu đầy thành công và kỳ thú.

Tôi thích thú nhận thấy khái niệm này rất hữu ích cho đời sống của tôi và thực sự ngạc nhiên với những gì mình phát hiện. Chính quyết định vất bỏ thói quen “đổ thừa” đã cho phép tôi tự làm chủ đời tôi và sống trọn vẹn những ước mơ của mình. Tôi nghĩ rằng nó cũng mang lại hiệu quả như thế với bạn nếu bạn dành cho nó một cơ hội.

Richard Carlson
Nguyễn Huỳnh Điệp biên dịch

Chẩn bệnh người trẻ trong công việc

Chan_benh_nguoi_tre_trong_cong_viec6 căn bệnh người trẻ thường mắc phải khi đi làm dưới mắt một chuyên gia đào tạo nhân sự.

1/ Làm qua loa cho xong việc

Trong thực tế, rất nhiều bạn trẻ không thật sự tận tâm với công việc của mình. Do một số nguyên nhân chính:

- Không yêu thích công việc của mình: thường gặp ở những người đồng ý nhận công việc một cách miễn cưỡng, tạm thời vì chưa tìm được việc làm phù hợp.

- Không tìm hiểu rõ công việc mình sẽ nhận làm: khi vào làm mới nhận ra mình không phù hợp với công việc đã nhận.

- Không có tinh thần trách nhiệm, thường đùn đẩy hoặc đổ lỗi cho đồng nghiệp: nhiều bạn trẻ thích công việc của mình, nhưng lại không đủ trách nhiệm để thực hiện công việc một cách trọn vẹn. Một số bạn hay dựa dẫm, ỷ lại vào đồng nghiệp hay cấp trên sẽ hoàn chỉnh nốt phần còn lại cho mình.

- Không có thói quen làm việc đến nơi đến chốn.

2/ Làm việc không có kế hoạch

Bạn trẻ được đào tạo nhiều kiến thức trong nhà trường nhưng lại thiếu phần hướng dẫn kỹ năng mềm để làm việc một cách có kế hoạch.

3/ Thiếu tầm nhìn tổng thể

Căn bệnh này thường gặp ở một số vị trí quản lý trẻ: nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, thường theo chủ quan của mình.

4/ Thiếu khả năng làm việc độc lập, sáng tạo

Đây là một điểm yếu có lẽ xuất phát từ cách giáo dục mà nhiều cá nhân đã trải qua:

  • Trong gia đình, khi còn bé mọi thứ phải làm theo lời cha mẹ, không được có ý kiến riêng. Khi đi học, mọi thứ phải trả lời răm rắp theo sách. Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng thay vì nhiều đáp án đúng nếu nhìn ở những góc độ khác nhau.
  • Bị cười chê nếu không trả lời đúng ý người trên mình, đúng sách vở.
  • Từ đó, cá nhân sẽ luôn mong đợi có người/sách hướng dẫn, gợi ý thay vì tự suy xét và quyết định độc lập, sáng tạo.

5/ Mức độ linh hoạt chưa phù hợp

Do thiếu kỹ năng sống, một số bạn trẻ loay hoay không biết có thể được linh hoạt trong xử lý công việc ở mức độ nào. Từ đó dẫn đến việc một số bạn quá tùy tiện, một số bạn lại quá cứng nhắc.

6/ Không có thời gian nâng cao nghiệp vụ

Nâng cao nghiệp vụ có thể được thực hiện qua công việc hoặc qua học hỏi. Nhiều bạn đã để các hoạt động không quan trọng chiếm hết thời gian nâng cao nghiệp vụ. Một số bạn lại quá mệt mỏi để học hỏi thêm. Và đơn giản hơn, một số bạn lười.

Theo Tuổi trẻ

5 quy tắc giao tiếp của nhà lãnh đạo

Nhà quản lý giỏi, được quý mến không chỉ do điều hành tốt mọi việc, đánh giá đúng năng lực của nhân viên…mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, cách ứng xử hàng ngày.

Không phải ai cũng có khả năng “đắc nhân tâm” trong giao tiếp, nhà quản lý cũng không ngoại lệ. Năm chìa khóa vàng sau đây sẽ giúp bạn đạt được điều đó. Hãy áp dụng ngay!

Chân thành

John Keegan, nhà quân sự nước Anh cho rằng, 1 trong 5 đức tính quan trọng của người chỉ huy kiệt xuất là làm cho người lính cảm thấy được quan tâm. Cấp trên phải hiểu, cảm nhận và chia sẻ với những khó khăn, nguy hiểm người lính đang đối mặt. Một khi những điều này được thể hiện bằng hành động cụ thể, người lính sẽ cảm nhận được tình cảm thực sự từ vị tướng của mình.

Trong doanh nghiệp cũng vậy, tình cảm chân thành của người lãnh đạo sẽ tạo dấu ấn quan trọng trong lòng mọi người. Một chuyến đi thăm nhân viên đang làm việc ở công trường xây dựng giữa đêm giá lạnh, một món quà nhỏ sau chuyến đi công tác, một tin nhắn chúc mừng thành công mà nhân viên mới đạt được…có thể những điều đó rất nhỏ, nhưng có tác động rất lớn đến tinh thần làm việc, sự gắn kết giữa nhân viên và lãnh đạo.

Bạn có thể dành ít thời gian để hỏi thăm nhân viên khi bắt đầu ngày mới. Đó là liều thuốc tinh thần rất tốt, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả. Các nhà quản lý hệ thống khách sạn Ritz – Carlton (Mỹ) thường đi khắp khách sạn với nụ cười rạng rỡ, thể hiện niềm đam mê công việc và tạo ảnh hưởng đến nhân viên. Vì thế, khi đến Ritz – Carlton, có thể thấy nhân viên ở đây luôn tỏ ra hạnh phúc, họ chào đón khách với nụ cười niềm nở và giọng nói đầy sức sống.

Linh hoạt

Nếu quản lý đội ngũ nhiều thế hệ, bạn cần có nhiều cách giao tiếp khác nhau để đảm bảo mọi người đều cảm thấy được tôn trọng.

Các bậc “bô lão” rất giàu kinh nghiệm, khi giao việc cho họ, bạn không phải lo lắng. Tuy nhiên, tuổi tác là yếu tố cản trở sự sáng tạo của những người lớn tuổi. Ngoài ra, bạn phải quyết đoán khi ra quyết định giao nhiệm vụ cho họ. Nên lắng nghe, tôn trọng ý kiến người cao tuổi, điều này rất cần thiết đối với nhà quản lý giỏi.

Lớp người trẻ trung, năng động, sáng tạo là một lợi thế khác của doanh nghiệp. Công việc có tính sáng tạo chính là đất dụng võ, là nơi để họ thể hiện nhiệt huyết. Hãy động viên cấp dưới bằng lời khen đúng lúc, đúng mực khi họ làm tốt. Tuy nhiên, tuổi trẻ khó tránh khỏi hành động bồng bột, vì thế, bạn nên góp ý một cách kín đáo, tế nhị. Hay vận dụng công thức phê bình “bánh sandwich”, tức là “khen-chê-khen”. Chẳng hạn, khi làm báo cáo, nhân viên tự ý “sáng tạo” vài chỗ, khiến bạn hiếu gà ra vịt, hãy góp ý “Em làm tốt lắm. Nhưng còn vài chỗ tôi không rõ, lần sau nhớ tuân thủ nguyên tắc làm báo cáo của công ty nhé”.

Minh bạch

Để nhân viên làm việc hiệu quả, điều quan trọng nhất là giúp họ hiểu rõ công việc được giao. Khi giải thích vấn đề, người lãnh đạo phải trình bày rõ ràng, dứt khoát và không để lộ cảm xúc. Mặt khác, cần kích thích họ đặt câu hỏi, bày tỏ mối quan tâm, sau đó bạn giải thích thật logic. Khi đặt vấn đề, khẳng định điều gì đó hoặc chia sẻ ý tưởng…bạn tránh để nhân viên cảm thấy bị áp đặt, ép buộc. Nếu có tâm lý thoải mái, cấp dưới sẽ thường xuyên chia sẻ với sếp những thắc mắc, quan tâm của mình, bởi họ tin bạn luôn muốn tạo môi trường làm việc an toàn, tích cực.

Tôn trọng

Đừng bao giờ để tâm trạng của mình ảnh hưởng đến không khí làm việc chung. Điều đó chẳng những khiến mọi người làm việc không hiệu quả mà còn vô tình tạo ra hình ảnh người lãnh đạo không tốt trong mắt họ.

Hải Ly, phóng viên, 26 tuổi, kể rằng, cô từng có vị sếp lúc nào cũng khiến nhân viên bị ám ảnh về tâm trạng của ông. “Ông ấy không ngại hét vào mặt nhân viên và cư xử rất thất thường. Chúng tôi không bao giờ biết sếp mình sẽ có thái độ gì. Lúc nào mọi người cũng thăm dò xem có cần phải…đi lánh nạn không”, Ly kể.

Là lãnh đạo, bạn bên thận trọng trong các mối quan hệ giao tiếp với nhân viên. Đừng tỏ ra lạnh lùng, xa cách, nhưng cũng không nên thân mật quá mức. Điều này khiến nhân viên khó xử hoặc họ sẽ lờn mặt, xem thường bạn.

Bên cạnh đó, để mọi người tôn trọng, bạn phải giữ chữ tín. Đừng viện lý do quá nhiều việc nên quên mất lời hứa của mình. Cho dù là điều rất nhỏ, nhưng nếu giữ lời, bạn sẽ khiến nhân viên cảm thấy được quan tâm và sẵn sàng cống hiến hết công sức cho doanh nghiệp.

Công bằng

Một điều cực kỳ quan trọng trong giao tiếp giữa sếp với nhân viên là: công bằng.

Lan Chi, 26 tuổi, nhân viên kinh doanh, kể về vị sếp cũ cực kỳ thiên vị của cô: “Với người bên phe mình, bà ấy luôn giao nhũng việc dễ dàng, thuận lợi. Họ còn thoải mái đi ăn trưa, nghỉ giữa giờ lâu hơn mọi người. Trong khi đó, nhân viên khác chỉ đi trễ vài phút đã bị bà ấy mắng xối xả. Nếu không thuộc phe cánh của sếp, 8 tiếng làm việc của bạn sẽ giống như ở địa ngục. Tôi nằm trong số đó. Khi tôi lỡ làm sai, dù là lỗi nhỏ xíu, mọi người có thể nghe thấy tiếng hét của bà ấy từ đầu phòng bên kia. Mỗi ngày đi làm, tôi đều sống trong tâm trạng thấp thỏm, không biết khi nào bị sếp gọi vào trách mắng”. Chịu không nổi, sau một thời gian, Chi xin nghỉ việc,.

Hãy đánh giá đúng năng lực làm việc của nhân viên để có chế độ đãi ngộ đứng mức. Nếu thiên vị người này, miệt thị người kia, bạn sẽ tạo ra những “chuyên gia nịnh hót” . Bạn cần lắng nghe cả hai tai để thưởng, phạt công tâm, như vậy nhân viên mới nể phục.

Giao tiếp là một nghệ thuật mà chúng ta không bao giờ học được hết. Để hoàn thiện bản thân, bạn phải học cả đời nhất là đối với những người quản lý. Đừng quên, sự thành công của bạn không bao giờ tách khỏi khả năng giao tiếp hàng ngày.

Trần Thị Thúy (Nhịp cầu đầu tư)

Thời trang giá rẻ: Nghệ thuật kiếm tiền từ đám đông

Ecko
Vào tuổi 36, Ecko là người sáng lập công ty với nhãn hiệu thời trang nổi tiếng “ecko unltd”. Logo tê giác được gắn trên quần bò, mui xe, mũ bóng chày- hình mẫu của cơn sốt phong cách hip-hop ở thành thị cho cả giới trẻ da trắng và da màu Mỹ những năm 90. Tập đoàn này được coi là đại diện trẻ nhất cho nhãn hiệu Mỹ.

Bức tường văn phòng rộng rãi của Marc Ecko, người sáng lập tập đoàn Ecko- chuyên về thời trang và truyền thông tại tầng 23 phố Manhattan được treo những bức tranh của anh - những mảng màu lớn trên nền đồ hoạ kỳ dị sáng mầu liên tưởng đến bìa album ban nhạc rock những năm 70. Hai chiếc ghế dựa có lưng tựa hình trứng bằng kính dẻo trong đặt ở một góc có thể trải rộng ra như một sân bóng rổ. Tất cả thể hiện phong cách của người sáng lập- sáng tạo, dám chơi ngông nhưng thực tế. Ecko chia sẻ: tôi là một nghệ sĩ. Tôi không lập dị ở trần chạy lung tung, nhưng tôi cũng không phải là mẫu doanh nhân sáng tạo theo kiểu điển hình.

Khi mới học lớp 8 ở New Jersey, Marc Ecko đã biết vẽ những hình theo kiểu graffiti lên áo bò của bạn học nếu họ nhờ. “ Tôi lớn lên vào thời điểm văn hóa hip hop và trượt patin mới bắt đầu thịnh hành và chưa thương mại hoá” Và việc vẽ hình lên áo phông rõ ràng thích hơn là làm việc trong nhà hàng McDonald hay đi buôn ma tuý.

Vào đầu những năm 90, trong khi đang học khoa dược lý (nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể), Ecko tiếp tục thiết kế thời trang và rút cuộc là bỏ học nửa chừng để thành lập công ty. “Tôi là một sinh viên dược có sức học trung bình nhưng tôi cảm thấy mình ở trên mức trung bình khi làm những thứ liên quan đến vẽ.

Năm 1993, Ecko sáng lập công ty cùng cô em gái sinh đôi Marci Tapper với 6 chiếc áo phông và can màu xịt. Năm ngoái tập đoàn đã đạt doanh thu bán lẻ trên 1,5 tỷ USD, so với 1 tỷ năm 2003. Tuy nhiên anh cho rằng chẳng có nhiều thay đổi kể từ hồi anh khởi đầu bằng những chiếc áo phông có xịt hình vẽ cho tuổi teen vào những năm 80 trong gara của bố mẹ tại ngoại ô vùng New Jersey (Mỹ). Tại đó tôi có bút lông và máy nén khí và một khu vực nhỏ để tôi vẽ. Cái gara cũng là nơi để thể hiện cảm xúc. Ecko đã gây dựng nên nhãn hiệu “ecko unltd” là chủ yếu, bên cạnh đó còn có 3 nhãn hiệu nữa: Mark Ecko Cut&Sew cho dòng thời trang chính thống hơn, và Avirex cùng Zoo York cho dòng thời trang giá rẻ. Có cả Marc Ecko Entertainment, sản xuất trò chơi game và tạp chí Complex- phong cách đàn ông.

Chiến lược du kích trên trận tuyến gây sốt cho thương hiệu

Mark Ecko đã sáng tạo ra một số chiêu khác thường để đưa nhãn hiệu của mình đến với khách hàng. Năm 2005, anh tổ chức một cuộc thi vẽ tranh graffiti ở Manhattan, mời các nghệ sĩ graffiti danh tiếng đến xịt vẽ tranh trên ga xe điện ngầm . Khi chính quyền thành phố không cho phép tiếp tục các sự kiện mà họ coi là cổ xuý cho những hành động phá hoại công trình công cộng, anh đã suýt bị khởi tố. Sau đó Ecko giành được quyền trước toà án liên bang để tổ chức cuộc triển lãm sau khi thành phố cố huỷ bỏ giấy phép trước đây cho sự kiện này. Sự kiện đã trưng được 10 bức tranh mỗi bức dài 15m, rộng 3m.

Luật sư của anh bào chữa rằng việc thành phố xoá bỏ các tranh ấy là vi phạm đến quyền thể hiện cảm xúc. Ecko nói: “Thật là tuyệt vời khi toà án phân biệt được giữa hành động phá hoại công trình công cộng trái pháp luật và môtip tranh graffiti hợp pháp, một hình thức nghệ thuật chính đáng không thể bị các nhà làm luật gạt sang một bên.

Năm 2006 để quảng bá cho hình ảnh của công ty, anh tung ra một video thể hiện hình ảnh của chính bản thân vẽ tranh graffiti với dòng chữ: “Vẫn còn độc thân” trên chiếc Air Force One, chiếc máy bay phản lực Boeing của tổng thống Mỹ.

Ý tưởng về một công ty do một giám đốc sáng tạo hơi “man” kiểu Đông Ki Sốt điều hành, có đội ngũ quản lý gần gũi, thân thiện nghe có vẻ đáng ngại. Nhưng Ecko cho rằng Tập đoàn Ecko đã chuyên nghiệp hoá đội ngũ quản lý. Quá trình này được hình thành từ nhu cầu cấp bách những năm 90, khi công ty mới ra ràng đang oằn mình với gánh nợ 6 triệu USD và bị thất bại trong nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng.

“Chúng tôi phải lờ quảng cáo đi vì không có tiền. Hoặc nếu bảo chúng tôi phải chuyển hàng vào tháng 9 thì đến tháng 2 chúng tôi mới chuyển. Đó là việc hết sức tự nhiên vì chúng tôi là những người trẻ tuổi.

Nhưng nỗi đau gánh nợ 6 triệu USD tiếp sức mạnh của chúng tôi. Khởi nghiệp từ tình thế “chúng ta phải sống” giúp chúng tôi càng linh lợi hơn. Anh cho rằng điều đó cũng gợi cho các doanh nhân trẻ những ý tưởng như thiết lập hệ thống thông tin và thuê những người có kinh nghiệm. Sau khi thoát khỏi rắc rối tài chính, Ecko thay đổi suy nghĩ. “Tôi đi đến kết luận rằng khách hàng của tôi có cách tiêu dùng khác hẳn nhau”.

Trong khi công ty còn đang nai lưng ra trả nợ thì có những công ty khác lớn hơn hỏi mua lai Ecko. Khi đó tôi đã trả lời: Chúng tôi cần nâng cấp cơ sở hạ tầng cho chuyên nghiệp hơn.

4 năm trước, khi lĩnh vực bán lẻ bị lung lay, lại có lời đề nghị mua lại khác nhưng cuộc thương thảo đã bế tắc. Vào lúc đó, tôi và người cùng hợp tác nhìn nhau và đồng thanh: “Chúng ta chẳng thể làm việc được với ai khác nữa”. Anh nói rằng mặc dù đã rất gắn bó với công ty và nhiệt tình đến từng chi tiết, anh không phải là một nhà quản lý vĩ mô trong kinh doanh, mà công ty hiện nay đã phát triển lên đến 800 nhân công.

Cuối cùng thì anh đã đủ sức mạnh để làm tự do sáng tạo hơn bằng cách luôn tiến về phía trước. Đó cũng là một trong những cách để giữ cho nhãn hiệu được bền lâu. Đầu tiên Ecko nổi tiếng cùng với việc bành trướng của nhạc hip-hop trong giới trẻ. Hiện nay nhãn hiệu này lại đồng hành cùng thế giới nhạc pop, nơi không có phong cách thống trị, nhưng liên tục chuyển biến đầy triển vọng. Xu hướng nhạc pop ảnh hưởng lớn đến việc thâu tóm được linh hồn thanh niên Mỹ thì chưa từng xảy ra….. cảm xúc mới chỉ là internet, Ecko tâm sự

Thành lập tạp chí, trang web, xây dựng nhãn hiệu, tất cả những việc đó nhằm cố gắng kết nối nhãn hiệu của anh với thế giới liên tục tiến triển. Cả khi đã là cha của 3 mặt con, anh vẫn đưa cảm xúc cá nhân tới những điều thực sự ở trên đỉnh đổi mới trong văn hoá quần chúng.

Ecko so sánh để làm nổi bật tính tương phản giữa phong cách của anh với Ralph Lauren. Nhãn hiệu của tôi khá đối lập. Nó là… mọi thứ sẽ xảy ra. Nó rất dễ biến đổi… Tôi không thể cắm lá cờ trên mặt đất và nói đây là lĩnh vực của tôi.

Kinh nghiệm của Ecko đem lại nhiều cho kinh doanh của anh hơn là những lý thuyết của nhà trường và là một trong những lý do khiến anh cùng 2 người nữa đồng sáng lập doanh nghiệp Sweat Equity 4 năm trước ở New York với mong muốn làm cho những chương trình giáo dục hướng nghiệp sinh động hơn bằng cách đưa các học sinh trung học gắn với những nhãn hiệu như RadioShack để tìm tòi, phát triển và cuối cùng là sản xuất sản phẩm. Sau khi thấy định hướng hướng nghiệp không dạy kỹ năng cần thiết cho người lao động, tôi nghĩ có thể chúng tôi cần quan tâm đến ý tưởng về giáo dục hướng nghiệp

Nhiều năm qua, Ecko cũng đã tham gia vào các hoạt động xã hội như giúp các trẻ em nghèo ở Ukraine và ủng hộ việc bảo tồn cho loài tê giác trên thế giới. Năm 2005, Vườn Bách thú SanDiego đón chú tê giác Ấn Độ mới chào đời nhờ sự phối hợp của Ecko với Tổ chức Tê giác quốc tế. Tháng 6 năm 2006, anh tổ chức buổi hoà nhạc thường niên lần thứ hai ở New York với chủ đề “ Hãy bảo vệ Tê giác”.

Anh Thư (Vietimes)

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References