5 lỗi chết người của doanh nghiệp bán lẻ nhỏ


Trong môi trường kinh doanh không ngừng biến đổi và phát triển nhanh chưa từng có như hiện nay, những cạm bẫy luôn ẩn hiện rình rập bạn. Hãy tăng những cơ hội thành công của bạn bằng việc tránh những cạm bẫy tiềm ẩn và những lỗi “chết người” sau.


Không thể lên kế hoạch kinh doanh hiệu quả và khách quan
Hiện nay có rất nhiều thương nhân bán lẻ mới dấn thân vào con đường kinh doanh cùng với một chút cầu may và mang trong mình tràn đầy niềm lạc quan. Vậy hãy dành thời gian để chuẩn bị kế hoạch kinh doanh và đánh giá nhu cầu tài chính của bạn. Thiếu vốn, đây chính là nhân tố nguy hiểm hàng đầu đưa doanh nghiệp bán lẻ của bạn tiến gần bên bờ vực thẳm. Lên kế hoạch cho kinh doanh cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng, cụ thể bạn cần ổn định địa điểm, mặt hàng sản phẩm kinh doanh và tìm hiểu khối thị trường dân cư.

Quá tập trung vào sản phẩm và bỏ qua thị trường

Một thực tế là không ít các doanh nghiệp bán lẻ rơi vào tình trạng trì trệ do người sở hữu nhất quyết chỉ tập trung thiên về một sản phẩm hay mặt hàng sản phẩm, ngay cả khi thị trường đã bỏ qua chúng. Cần phải ghi nhớ một điều rằng bạn đang kinh doanh để kiếm lợi nhuận chứ không đơn thuần chỉ bán một sản phẩm cụ thể. Đừng chọn giải pháp “kết hôn” với sản phẩm của bạn. Hay nói cách khác bạn không nên bán độc quyền một mặt hàng sản phẩm bởi nó dễ bị mất giá sau mùa vụ hay ngay sau những dịp đặc biệt. Có một số cách để làm mới liên tục những mặt hàng sản phẩm của bạn mà không cần hạ giá chúng hoàn toàn. Ví dụ như, nếu bạn muốn mở một cửa hàng chuyên về những sản phẩm trang trí nhà cửa, bạn cần cập nhật việc giảm giá sản phẩm của mình thường xuyên để giữ đúng nhịp trong việc thay đổi các phong cách trang trí.

Một điều cần nhận ra rằng thương nhân bán lẻ nhỏ khó cạnh tranh hiệu quả với những thương nhân tầm cỡ, vậy họ nên tập trung vào việc liên kết nhiều sản phẩm mua bán thẳng đạt tiêu chuẩn như các thiết bị nhỏ, đồ điện tử thay vì dành nhiều thời gian cho những sản phẩm, dịch vụ mang tính chất đặc thù. Bạn có thể dành ưu tiên cho những dịch vụ cá nhân mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, những mặt hàng có đặc thù giống nhau, ví như đèn chiếu sáng, chăn ga gối đệm, nội thất, những mặt hàng sản xuất mang tính địa phương.

Khó thích nghi với thay đổi của thị trường

Đây cũng là điều liên quan đến điều thứ hai nói trên, nhưng ở đây tập trung nhiều vào phương pháp bán hàng và cách truyền thông hơn. Một ví dụ điển hình dễ nhận thấy, vài năm về trước, các đĩa, băng điện ảnh được thuê khá rầm rộ tại các cửa hàng phim đĩa địa phương, nhưng ngày nay, hầu như người xem có thể xem trực tuyến hay tải trực tiếp từ trên mạng về máy tính. Sự xuất hiện của Internet đã làm thay đổi đáng kể thói quen của người xem, và các cửa hàng cũng như người thuê đĩa phim ngày càng đòi hỏi nhiều dịch vụ, sản phẩm theo yêu cầu của họ và chuyên biệt hơn, nơi bán hàng cũng tiện nghi hơn.

Đánh giá thấp nhu cầu bán lẻ

Công việc bán lẻ không dành cho những người yếu đuối. Bởi yêu cầu đối với việc điều hành một doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ thành công là tập hợp nhiều yếu tố: kiên định, thẳng thắn và tiêu tốn nhiều thứ bất kể lúc nào. Một số người mong muốn trở thành thương gia bán lẻ trong tương lai đã sai lầm khi cho rằng họ có thể thành lập, điều hành một doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ trong thời gian rảnh rỗi của họ. Công việc bán lẻ là một chu kỳ liên tục của các công việc: mua hàng, chào hàng và bán hàng. Đây là công việc cực kỳ mệt mỏi và đòi hỏi cao, đặc biệt phù hợp đối với những người có cá tính. Và tất nhiên, thành công của doanh nghiệp chính là tăng chất lượng cuộc sống, và bạn cần thuê nhiều nhân viên hơn để trợ giúp, nhưng bản thân sự thay đổi này sẽ mang lại những vấn đề và nhiều đòi hỏi hơn.

Vậy nếu bạn chưa sẵn sàng thay đổi một phần không nhỏ trong cuộc sống của bạn, ít nhất ngay từ ban đầu, có thể bạn nên xem xét thời gian làm việc bán thời gian tại một doanh nghiệp có tên tuổi.

Sao nhãng dịch vụ khách hàng

Đây có thể coi là nguyên nhân lớn nhất của sự thất bại đối với doanh nghiệp bán lẻ. Một số thương gia bán lẻ cho rằng khách hàng mua sản phẩm là vì lợi ích của chính họ. Và các doanh nghiệp bán lẻ đó thất bại bởi vì họ đã “đóng đô” tại những khu bất lợi cho công việc kinh doanh và bởi họ không điều chỉnh thời gian kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng của bạn hướng tới người đi làm, bạn không thể kinh doanh thành công nếu bạn mở cửa lúc 10h sáng và đóng cửa hàng lúc 3h chiều. Một cửa hàng thường xuyên đóng cửa trong thời gian kinh doanh đã được công bố và ông chủ của họ dường như không nhận ra một điều rằng những thông lệ này quá xa lạ với khách hàng. Một thương gia bán lẻ khác mở một cửa hàng tại một toà nhà cao ốc khá tiện nghi và rẻ với họ và cho rằng khách hàng sẽ tìm ra họ! Nhưng đã thất bại!

Và còn một lỗi chết người nữa trong dịch vụ chăm sóc khách hàng, đó là không thể đối xử với tất cả khách hàng một cách lịch sự và tôn trọng. Những điều cơ bản như không chào hỏi khách hàng khi họ bước vào cửa hàng, không tận tình giúp họ lựa chọn sản phẩm, hay bỏ qua những nội quy của cửa hàng là những chuyện thường thấy. Vậy nếu doanh nghiệp của bạn hay xảy ra những chuyện như vậy, hãy đào tạo lại đội ngũ nhân viên của mình và bản thân dựa trên nền tảng: tôn trọng và lịch sự, nhã nhặn với khách hàng.

Cho dù có tránh được 5 lỗi chết người nói trên cũng không hoàn toàn đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp bán lẻ, nhưng nếu mắc phải những lỗi đó chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng đưa doanh nghiệp của bạn tiến gần tới bờ vực của sự thất bại. Trong thời buổi thị trường đang thay đổi từng ngày từng giờ như hiện nay không ít những rủi ro và cạm bẫy vẫn tiềm tàng đâu đó, do vậy cần chú ý đến việc tăng lợi thế thành công của bạn bằng cách tránh những lỗi nói trên.

(Theo Lãnh đạo)

Tỷ phú không bằng đại học

34 tuổi, Hoàng Văn Cường làm chủ doanh nghiệp nuôi trồng chế biến thủy sản với doanh thu 60 tỷ đồng. Nhìn anh đi lại giao dịch trên chiếc ô tô bạc tỷ ít ai tin rằng, cách đây 10 năm, anh bắt đầu sự nghiệp từ tay trắng.

Lập nghiệp trên đảo

Cường sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quan Lạn, Vân Đồn - huyện đảo nghèo của tỉnh Quảng Ninh.

Quê Cường có tiềm năng về nguồn lợi thủy sản rất lớn, đặc biệt nguồn nguyên liệu sứa tự nhiên từ vùng biển Vân Đồn - mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường Trung Quốc ưa chuộng tiêu thụ số lượng lớn, nhưng việc khai thác nguồn lợi này còn manh mún.

Cường nghĩ, chỉ có khai thác gắn với chế biến xuất khẩu mới hy vọng bứt phá. Thế nhưng, làm gì giữa vùng đảo với muôn vàn khó khăn, thiếu điện, giao thông đi lại không thuận lợi.

Gom hết số tiền tích lũy được, vay thêm vốn ngân hàng, bạn bè và người thân được gần hai tỷ đồng, anh đầu tư xây dựng ba xưởng chế biến sứa tổng diện tích 2,5 ha tại xã Quan Lạn - Vân Đồn, đóng mới và sắm bốn phương tiện vận tải thủy để thu mua nguyên liệu với trọng tải 25 tấn/1 phương tiện. Qua thu mua, chế biến và xuất khẩu sứa năm 2007, tổng lợi nhuận của Cường đạt trên bốn tỷ đồng.

Hướng đi mới

Anh tiếp tục huy động vốn thành lập Cty TNHH Quan Minh, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chế biến sứa lên bảy xưởng với tổng diện tích sáu hécta, đầu tư thêm phương tiện, trang thiết bị sản xuất kinh doanh.

Cty của Cường giải quyết được việc làm cho 150 đoàn viên, thanh niên lao động thời vụ, 50 đoàn viên, thanh niên lao động cố định, lương bình quân ba triệu đồng/người/tháng.

Được sự tư vấn, hỗ trợ giống, kỹ thuật của Trung tâm Khuyến ngư Tỉnh Quảng Ninh, Phòng Thủy sản Huyện Vân Đồn, Cty anh đã đầu tư trên 30 tỷ đồng mở rộng sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực mới là nuôi trồng tu hài, một loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, thị trường đang có nhu cầu tiêu thụ mạnh, đồng thời còn góp phần làm sạch môi trường nước, môi trường biển đảo.

Song song với xây dựng trại sản xuất giống và nuôi tu hài thương phẩm, Cường đã hoàn thiện được khu trại sản xuất giống tu hài và sứa qui mô, đạt tiêu chuẩn quốc tế dưới sự hợp tác, chuyển giao công nghệ và giám sát chặt chẽ của các chuyên gia nước ngoài.

Bên cạnh việc sản xuất, kinh doanh thủy sản, từ năm 2004 đến nay, anh và gia đình lập trang trại với diện tích gần 1.500 ha ở thôn Tân Lập, xã Quan Lạn để trồng keo và bạch đàn, giải quyết việc cho 50 đoàn viên, thanh niên và gần 100 lao động theo mùa vụ.

Minh Đăng (tienphong.vn)

Cà phê 1 phút

Võ Thị Anh Trang - trong cửa hàng Passsion của mình

Dọc các quán xá vào sáng sớm, không bao giờ vắng bóng các tín đồ của cà phê. Một ly cà phê đủ để nhâm nhi cả buổi. Những người bận rộn có thể tạt ngang đâu đó một quán cóc lề đường, với chỉ vài ngàn đồng để mua lấy sự hưng phấn, bắt đầu một ngày mới. Hai truyền thống uống cà phê này là "bất di bất dịch" của dân thành phố: hoặc thưởng thức cà phê với chi phí cộng thêm giá trị chỗ ngồi, hoặc gọn nhẹ và rẻ tiền hơn với cà phê lề đường.Cà phê Passio ra đời vừa là sự phá cách thay đổi hành vi tiêu dùng, vừa là sự kết hợp của cả hai: hình thức mang đi tiện lợi đồng thời chất lượng được đảm bảo.

3 phút để trao tay buổi sáng

Quán cà phê nhỏ xinh màu xanh lá chuối Passio nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. Vài chiếc ghế chân cao vắng khách. Thực đơn khép hờ một góc bàn. Nhưng nhân viên thì chạy toát mồ hôi. Thời gian chỉ cho phép họ hoàn tất 1 ly cà phê mang đi trong vòng 1 phút và 2 phút cho việc làm bánh mì. Trong một giờ đồng hồ, điểm sơ sơ đã có gần 30 khách ghé quán. Hơn 50% là giới nhân viên văn phòng, 10-20% các bạn học sinh, sinh viên và khoảng 30% là người nước ngoài. Anh Steve Bendelack, một du khách người Mỹ hào hứng: "Ðâu thua kém Starbucks!" và gọi liền 3 ly cà phê mang đi. Món Passiopuccino (Cappuccino đá bông tuyết: hạt cà phê được xay lên và phủ bằng một lớp kem tươi), một cái tên nghe rất Ý được gọi nhiều nhất. Nhưng vài thực khách đứng tuổi hơn thì vẫn trung thành với các loại cà phê truyền thống Việt Nam. "Với mức giá từ 15.000-25.000 đồng/món, hạt cà phê được xay theo phong cách Ý nhưng vẫn giữ được khẩu vị cà phê phin truyền thống của người Việt Nam, Passio là một khám phá bất ngờ cho giới trẻ Việt Nam. Với nhịp độ cuộc sống càng cao, yêu cầu về cách thức thưởng thức cà phê của giới trẻ cũng khác: tiện lợi và nhanh chóng hơn. Passio đón bắt nhu cầu này", Võ Thị Anh Trang, Giám đốc Ðiều hành Passio chia sẻ về định hướng kinh doanh của Passio. Sau 1 năm thử nghiệm với quán cà phê đầu tiên và nhận được những phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng, Trang cho biết, Passio sẽ mở 2 quán tiếp theo vào quý I năm 2008. Hiện tại, gần 20 con người của Passio đang hoàn tất công tác chuẩn hóa mọi thứ từ sản phẩm đến quản lý, vận hành, nguồn nguyên liệu, hoạt động marketing và vốn. Mục tiêu tiếp theo là khi đạt một quy mô nhất định và trải nghiệm mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh, Passio sẽ tiến hành nhượng quyền thương hiệu.

Ðam mê bất tận

Trong 4 nhà sáng lập Passio, Trang là thành viên nhỏ tuổi nhất: 23 tuổi và chưa một lần kinh doanh riêng. Lý giải nguyên nhân tin tưởng giao Passio lại cho cô gái trẻ này, anh Ðoàn Ðình Hoàng, nguyên giám đốc Masso Group, nói: "Trang trẻ, nhiệt huyết, khả năng học hỏi nhanh và đặc biệt, Passio cần một người có quan hệ tốt với nhóm khách hàng mục tiêu cùng độ tuổi". Với lợi thế "chất trẻ" này, Trang đã đưa Passio từ ngày đầu lạ lẫm đến với những người trẻ cùng lứa dễ dàng hơn. Anh Hoàng kể sự kiện ra mắt Passio nhân dịp Giáng Sinh được tổ chức tại Trường Ðại học Quốc tế RMIT Việt Nam vào ngày 17.12.2006, một mình cô gái trẻ này phụ trách toàn bộ quan hệ đối ngoại, trang trí, tiếp xúc bạn trẻ. Kết quả, chương trình được sinh viên và giáo viên RMIT đánh giá cao, đồng thời sau đó cũng thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến Passio để uống café. Nhận lãnh trọng trách điều hành Passio từ những nhà kinh doanh dạn dày kinh nghiệm, Trang cho biết, đây là một thử thách khá hấp dẫn đối với cô. Thời còn là sinh viên, khi vấn đề nhượng quyền mới bắt đầu nổi lên với thương hiệu Phở 24, Trang đã đầu quân vào đây với ý định tìm hiểu kinh nghiệm để sau này cũng sẽ tạo dựng một chuỗi cửa hàng kem tương tự. Nhưng một cuộc hội ngộ bất ngờ với anh Ðoàn Ðình Hoàng, lắng nghe anh chia sẻ ý tưởng về chuỗi cà phê mang đi đã giữ Trang ở lại với anh. Và thay vì kem, Trang bắt đầu cuộc hành trình kinh doanh đầu tiên của mình với cà phê. Passio là một công việc đầy hứng thú đối với Trang vì cô được làm điều mình thích với một mức độ rủi ro nhất định. Trang nhìn nhận, lập nghiệp với Passio giúp cô học hỏi rất nhiều từ những người cộng sự, nhân viên và cán bộ thuộc quyền. "Mỗi một quyết định là một thử thách, một sự khẳng định và học hỏi liên tục", Trang chia sẻ. Và với cô gái trẻ này, đam mê dường như là một điều có ý nghĩa rất lớn. "Nó quyết định con đường Trang đi và hoàn toàn không phụ thuộc vào quyết định của bất cứ ai, dù là gia đình", cô gái trẻ khẳng định. Ðó cũng là lý do mà 4 năm Trang miệt mài theo học khoa Kinh tế, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nhưng Trang cũng "khăn gói" theo học chuyên ngành Báo chí, trường Ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trang lý giải điều này: "Xác định không làm báo nhưng vẫn theo học vì Trang muốn tìm hiểu về nghề báo, hiểu thêm về tố chất cởi mở, tự tin, năng động và chịu khó của người làm báo". Kết quả là: "Từ một Trang nhút nhát đã thành một Trang tự tin hơn rất nhiều, nhất là qua thời kỳ thực tập trong Ðài Truyền hình TP.HCM", Trang nói. Niềm đam mê này, nói như nhận xét của anh Hoàng về Trang, là niềm đam mê bất tận của Passio - một cách cách điệu chữ "passion" thành passio không giới hạn bởi chữ n cuối. Nguồn: Nhịp cầu đầu tư

Chỉ cần đi đường mới, bạn đã có 50% thành công

Đinh Thế Anh, giám đốc Zen architecture - một công ty khởi nguồn từ ước mơ thời sinh viên, chỉ sau 3 năm đã có gần 100 công trình lớn nhỏ. Thế Anh cũng là một ông chủ 8x sở hữu hệ thống Zen bar, Zen coffee với những món có một không hai ở Hà Nội. Cách để cậu ấy thành công đơn giản, nhưng cũng thật thử thách: đi những con đường chưa có ai đi.

Chàng sinh viên kiến trúc “bất thường”

Từ năm nhất, sự xuất hiện của Đinh Thế Anh ở khoa Kiến trúc công trình, Đại học Kiến trúc Hà Nội đã là một ấn tượng đặc biệt. Rất nhiều ánh mắt dõi theo một hình ảnh lâu rồi không còn xuất hiện trong dân Kiến nữa: Áo quần tự vẽ, tóc dài và xe phân khối lớn.
Trong một cuộc thi hội họa do trường tổ chức, anh chàng lập dị này ẵm đến 6 trong tổng số 10 giải. Khi những tác phẩm đạt giải được treo trong gallery của trường, một cô giáo đã mua bức màu nước giải nhì của Thế Anh với giá bằng gấp đôi của cả 6 giải thưởng cộng lại.

Ngay đầu năm nhất, khi bạn bè khác đang tìm cách làm quen với trường lớp thì Thế Anh dò dẫm đi tìm… xưởng để học nghề. Thế Anh bảo rằng bằng mọi cách phải vào được các xưởng vẽ quanh trường. Và rồi cậu được nhận vào một xưởng nổi tiếng nhất thời điểm đó, dù ban đầu chỉ để... giặt quần áo, đi photo tài liệu và không được trả một xu nào.

Dần dần thì cậu cũng được làm những việc lặt vặt khác như vẽ chi tiết cửa, bậc tam cấp... trong các công trình lớn nhỏ của xưởng. Sau một thời gian, cậu ta lại khăn gói sang gõ cửa một xưởng khác, không phải vì ngại giặt quần áo phục vụ không công, hay chỉ vẽ bậc tam cấp mà là “đã học hầu hết những điều cần biết ở đó rồi”.

Ý nghĩ đầu tiên khi Thế Anh bước vào cổng trường đại học là làm thế nào để khi tốt nghiệp có được một công ty thiết kế của riêng mình. Và theo cậu ấy thì học cách thành công và thất bại của các xưởng xung quanh trường là tốt nhất. Trong khi nhiều kiến thức phải đến năm thứ 2,3 sinh viên cùng khóa mới được dạy thì Thế Anh đã học từ năm thứ nhất ở các xưởng này.

Khi đã học hết những điều gần gụi, Thế Anh bắt đầu tính đến những chuyến đi xa.

Dù không một xu dính túi, chuyến đi đầu tiên trong dự định của cậu là Thành phố Hồ Chí Minh để xem những khu biệt thự, nhà cao tầng mới của Phú Mỹ Hưng. Cày cuốc làm thêm hơn 1 tháng trời, Thế Anh có một khoản tiền rủng rỉnh trong túi. Cậu tức tốc vào thành phố phương Nam, ngắm cho thỏa rồi lại hối hả trở về.

Nuôi đam mê bằng part-time

Gia đình Thế Anh đủ khá giả để chu cấp cho cậu một cuộc sống sung túc nhưng cậu từ chối các khoản viện trợ từ bố mẹ. Thế Anh bảo làm thêm là cách để cậu ấy nuôi dưỡng đam mê và thực hiện kế hoạch làm ông chủ của mình.

“Ở mỗi xưởng mình lại được tham gia vào dự án khác nhau. Hồi ở xưởng anh Dũng mình tham gia vào dự án chỉnh trang lại phố cổ Hà Nội của Viện Nghiên cứu và Quy hoạch kiến trúc. Nhóm của mình thực hiện khâu đầu tiên của dự án: vẽ ghi để lấy cơ sở dữ liệu. Mình làm việc cùng một nhóm bên trường Xây dựng.

Hồi ấy là mùa Hè năm nhất, nắng Hà Nội chói chang, mình bám các mặt phố từ 7 giờ sáng đến 1 giờ chiều rõng rã 1 tháng trời. Nhiều khi qua các cửa hàng, cửa hiệu, người ta không cho mình vẽ, lại phải đứng xa xa. Có khi ốm sốt vì trời nắng, ban ngày không làm được buổi tối mình mới qua vẽ.

Mình cứ ngồi hí hoáy làm chủ nhà tưởng kẻ trộm. Trưa nào cũng ngồi gặm bánh mì và vẽ. Nhờ thế, mình được quá nhiều thứ: nuôi dưỡng đam mê, kinh nghiệm thực hành, các mối quan hệ... chứ không chỉ 800K nhỏ nhoi khoản tiền trả cho các cộng tác viên...”.

Dường như không có việc gì một sinh viên Kiến trúc có thể làm thêm được lại không qua tay Thế Anh. Khi muốn tìm hiểu về tranh sơn dầu, cậu đến cửa hàng Hùng Phương (gần Quốc Tử Giám) để xin chép tranh thử việc. Buổi sáng đến chép thử, buổi chiều cậu được nhận vào làm.

Hai năm của thời sinh viên, Thế Anh làm ở xưởng của thầy Phạm Trọng Thuật. Ngày đầu vào làm ở xưởng của vị tiến sĩ trẻ nhất của trường Kiến trúc này, ý nghĩ trong đầu Thế Anh là: vì sao thầy giỏi thế? Ở xưởng thầy, khi tay nghề đã tốt hơn, cậu được tham gia nhiều khâu quan trọng của các công trình.

Năm thứ 4, Thế Anh cùng 4 người bạn của mình mở xưởng thiết kế. Năm thứ 5, cậu có bước tiến mới: thực hiện một dự án cùng các kiến trúc sư Pháp. Thế Anh bảo đây là giai đoạn cậu được học nhiều nhất về ngôn ngữ của kiến trúc đương đại. Với công trình Sài Gòn Pearl, cậu vỡ vạc được nhiều bài học rất giá trị cho công việc sau này.

Trong khi vùi đầu vào đồ án tốt nghiệp, anh chàng “tham lam” này vẫn ký tiếp một hợp đồng ở Huế.

Cạnh kiến trúc, còn có lẩu chocolate

Thế Anh cho biết chỉ khoảng 8% sinh viên Kiến trúc ra trường có thể mở xưởng cho mình, số còn lại thường đi làm thuê ở các công ty kiến trúc. Mà Thế Anh xác định: Nếu làm thuê thì không thể đi theo con đường mới mà mình chọn.

Zen architecture của cậu được 3 năm tuổi nhưng đã có gần 100 công trình. Thay vì thiết kế và chiều lòng khách hàng, cậu lại ưu tiên tư vấn để khách hàng làm theo những cách thức mới. Thế Anh nói: “Gọi là tư vấn cũng không phải, chính xác là mình muốn đem những kiến thức, ngôn ngữ kiến trúc mới để update cho khách hàng. Có những người không thích, hoặc không chịu hiểu vẫn khăng khăng với những ý tưởng kiến trúc lỗi thời, mình phải tìm nhiều cách để trao đổi”.
Tự nhận mình ít nói, thích quan sát, chăm chú đến tỉ mẩn từng chi tiết, Thế Anh cho rằng đấy là cách tìm ra những ý tưởng lạ. Cậu hay đi mải miết trên đường, qua cả nơi cần đến chỉ vì trong đầu đang bận theo đuổi một ý tưởng vừa xuất hiện. Mà ý tưởng của Thế Anh không chỉ là thiết kế.

Từ hồi quán cafe của cậu có món lạ “lẩu chocolate”, khách hàng, nhất là những đôi trẻ, đã bị quyến rũ bởi nồi sôcôla sôi sục, với hoa quả nhúng ngọt ngào. Doanh thu mỗi ngày một lớn đã khiến Thế Anh tính thêm chuyện để phó giám đốc của mình vào thành phố Hồ Chí Minh mở thêm hệ thống Zen bar, Zen coffee mới.

Ngày thành lập Zen architecture có 4 thành viên, nhưng rồi cả 3 người bạn đã không thể kiên trì trụ lại. Chỉ còn mình cậu theo đuổi mục tiêu, và đến đích. Bước tiếp theo của Thế Anh là thực hiện mơ ước cháy bỏng: đưa Zenarch trở thành công ty thiết kế được ưa chuộng ở Việt Nam.

San Hải
Nguồn: Sinh viên Việt Nam

23 tuổi kiếm 3 tỉ USD

Trường hợp của chàng trai Mỹ 23 tuổi Mark Zuckerberg chứng tỏ rằng ở thời đại kỹ thuật số, những người trẻ có thể thành công lớn ngay từ bước chập chững vào đời.

Theo chân Bill Gates

Mark Zuckerberg sinh ra trong một gia đình người Mỹ gốc Do Thái ở Westchester, New York.

Ngay từ năm học lớp 6, Zuckerberg đã bắt đầu đam mê lập trình vi tính.

Những năm cuối bậc trung học tại Phillips Exeter Academy, Zuckerberg cùng với bạn là D&u0027;Angelo (hiện là Giám đốc kỹ thuật của Facebook) tung ra Synapse Media Player với khả năng xem xét thói quen nghe nhạc để có thể lên danh sách những bản nhạc mà người sử dụng ưa thích.

Hai cậu học sinh đưa lên mạng và cho sử dụng tự do. Nhiều công ty phần mềm, kể cả Microsoft và AOL tỏ ra quan tâm dù chưa có công ty nào chính thức đặt vấn đề mua bản quyền.

Các công ty ngỏ ý sẵn sàng mời hai cậu về làm việc nhưng cả hai đã quyết định học lên đại học. Năm 2002, D&u0027;Angelo vào trường Caltech, còn Zuckerberg nhập học Harvard.

Tại ĐH Harvard, Zuckerberg thực hiện đề án Coursematch cho phép các sinh viên tham gia có thể xem danh sách những sinh viên khác cùng đăng ký học chung môn học với mình.

Qua năm thứ hai, nhận thấy trường Harvard không có quyển danh bạ có hình từng sinh viên cùng các thông tin tối thiểu của họ nên Zuckerberg tiến hành dự án Facemash.com bằng cách làm "tin tặc" đột nhập vào kho tư liệu của trường rồi đưa hình ảnh sinh viên lên trang web đó để các bạn vào xem và bình chọn ai đẹp hơn ai.

Chỉ sau 4 tiếng đồng hồ, có 450 lượt truy cập và nhà trường lập tức cắt đứt kết nối mạng internet của Zuckerberg, đồng thời khiển trách cậu về tội xâm phạm an ninh mạng máy tính của trường.

Không nản chí, Zuckerberg tiếp tục nghiên cứu các dự án kế tiếp và tháng 2.2004, cậu tung ra Facebook, một mạng kết nối xã hội cho phép những sinh viên tham gia có thể giao tiếp và trao đổi thông tin với bạn bè, người thân.

Chỉ trong vòng 2 tuần, một nửa số sinh viên Harvard ghi tên làm thành viên. Hai bạn cùng phòng với Zuckerberg là Moskovitz và Chris Hughes tham gia quản lý mạng với chi phí 85 USD/tháng.

Đến tháng 5.2004, sinh viên của 30 trường đại học trong khu vực Boston truy cập, rồi lan ra các trường trung học, các công ty... với số người truy cập lên đến con số hàng triệu.

Zuckerberg thừa nhận chính chủ nhân Microsoft, tỷ phú Bill Gates là nguồn cảm hứng khiến cậu rời trường danh tiếng Harvard để thực hiện ước mơ của mình. Mọi chuyện bắt đầu khi năm 2004, Bill Gates đến nói chuyện trong giờ học môn khoa học máy tính của Zuckerberg.

Lúc đó, Bill Gates đã khuyến khích các sinh viên là nên tạm ngưng việc học để thực hiện một dự án nào đó mà mình đam mê; đến khi thất bại thì trở lại trường đại học cũng chẳng muộn màng gì. Thế là Zuckerberg và Moskovitz quyết định rời Harvard đến Thung lũng Silicon, bang California để toàn tâm toàn ý cho Facebook.

Trở thành tỉ phú

Facebook phát triển rất nhanh. Đến tháng 11.2007, số thành viên đã là 50 triệu và dự kiến sẽ vượt con số 60 triệu vào cuối năm nay. Trong vòng một năm (từ tháng 6.2006 đến tháng 6.2007), website này từ hạng 60 nhảy vọt lên hạng 7 trong số những website được truy cập nhiều nhất.

Facebook là trang web về hình ảnh số một ở Mỹ với hơn 8,5 triệu tấm ảnh được đưa lên mạng mỗi ngày.

Trước sự phát triển chóng mặt của Facebook, một số đại gia trong ngành công nghệ thông tin trong đó có Yahoo, Viacom đã tìm cách thương lượng mua lại công ty này.

Năm 2006, Giám đốc điều hành Yahoo là Terry Semel đã đánh tiếng mua Facebook với giá 1 tỉ USD nhưng Zuckerberg không màng đến. Con số đó trở nên nhỏ nhoi khi ngày 24.10 vừa qua, Microsoft đã chi 240 triệu USD để mua lại 1,6% cổ phần của Facebook.

Zuckerberg cùng toàn thể nhân viên Facebook hẳn phải hàm ơn Bill Gates vì như vậy, trị giá của Facebook lên tới 15 tỉ USD.

Trong vai trò Giám đốc điều hành của Facebook, Zuckerberg sở hữu 20% cổ phiếu công ty và trên lý thuyết, nếu bán hết số cổ phiếu của mình, anh chàng 23 tuổi này đã có trong tay 3 tỉ USD.

Giá trị của Facebook cứ tăng dần theo số lượng người sử dụng đông lên mỗi ngày mà một số chuyên gia cho rằng, tài sản của chàng trai trẻ Zuckerberg không chỉ 3 tỉ mà có thể lên đến 5 tỉ USD tùy thuộc vào sự thành công tới đây của Facebook trong việc xây dựng mạng lưới quảng cáo.

Đời thường của tỉ phú trẻ

Nhiều người tò mò về sinh hoạt ngày thường của Zuckerberg. Thế nhưng, cuộc sống của anh chàng này xem ra chẳng mấy thay đổi.

Cách đây 3 năm, khi mới chân ướt chân ráo "di cư" tới Palo Alto, Thung lũng Silicon, Zuckerberg chẳng có gì: không xe hơi, không nhà cửa... Giờ đây, khi đã trở thành CEO của Facebook, anh chàng vẫn thích mặc quần jeans hoặc kaki, đi xăng-đan.

Zuckerberg ăn sáng đơn giản như một sinh viên nhà nghèo: đổ các loại ngũ cốc vào trong tô giấy rồi rót sữa, lấy muỗng nhựa múc ăn. Anh vẫn sống trong một căn phòng thuê mà đồ đạc chỉ có 1 cái bàn, 2 chiếc ghế, ngủ thì đặt lưng trên chiếc nệm kê trên sàn nhà. Hằng ngày, Zuckerberg đi bộ hoặc đạp xe đến nơi làm việc là tổng hành dinh Facebook tọa lạc trong 2 tòa nhà gần nơi cư ngụ.

Dĩ nhiên Zuckerberg và những đồng nghiệp trẻ của mình còn phải ứng phó với nhiều khó khăn trước mắt, như việc các bạn học (hiện điều hành website đối lập ConnectU) đang kiện Zuckerberg là "ăn cắp ý tưởng lập website kết nối xã hội" khi giúp họ thiết lập dự án hồi năm 2003.

Điều đáng nói là Zuckerberg khẳng định sẽ duy trì Facebook hoạt động độc lập chứ không dễ dàng bán tháo bán đổ công ty cho các đại gia.

Chưa có thống kê chính thức nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, Zuckerberg là người giàu nhất nước Mỹ trong độ tuổi dưới 25. Anh chàng này còn được đem ra so sánh với Chủ tịch Bill Gates của Microsoft và Tổng giám đốc Steve Jobs của Apple.

(Thanh niên)


Thị trường lao động tại TPHCM: Gia tăng cạnh tranh giữa nội và ngoại



Tazaki Hirono - 27 tuổi, người Nhật, có bằng ĐH Ngoại ngữ Kanda (Nhật Bản), sắp bảo vệ luận án cao học tại Trường ĐH KHXHNV TPHCM.
Cô sử dụng tốt tiếng Việt, có khả năng giao tiếp tiếng Anh, trên 3 năm kinh nghiệm làm phiên dịch cho nhiều Cty của Nhật tại VN. Với những trích ngang trong CV (hồ sơ tìm việc), ngay trong lúc khó khăn Hirono vẫn có nhiều cơ hội tìm được công việc thu nhập cao tại VN. Nhiều cơ hội

Lý do để Tazaki bắt đầu học tiếng Việt là vì người Nhật đang đầu tư nhiều vào VN, nhưng số người biết tiếng Việt không nhiều. Trong giai đoạn kinh tế toàn cầu đang suy thoái, cô vẫn dễ tìm được việc tại VN và có những lựa chọn mà khi ở Nhật ít dám nghĩ đến.

Tazaki tâm sự: "Hiện nay, tôi đã vượt qua hai vòng phỏng vấn tại một Cty về quảng cáo hàng đầu của Nhật có chi nhánh tại VN. Đồng thời, tôi nhận được nhiều lời mời phỏng vấn từ các doanh nghiệp (DN) Nhật khác". Trong khi đó, nhiều người bạn của Tazaki tại Nhật - dù đã tốt nghiệp ĐH, vẫn đang phải chật vật tìm việc.

Về thu nhập, cô đưa ra phép so sánh: "Mức lương xét về mặt số học thấp hơn khi làm ở Nhật, nhưng sẽ tiết kiệm được nhiều hơn bởi khác nhau về mức sống. Tôi cũng không lo lắng đến sự cạnh tranh với các ứng viên VN khi thi tuyển, bởi ở một số vị trí cụ thể trong Cty luôn dành sự ưu tiên cho ứng viên người Nhật".

Ngoại cũng giảm lương

TS Lê Loan, Tổng GĐ Cty TNHH tuyển dụng Loan Lê cho biết: "Thời gian qua, hồ sơ ứng viên cao cấp của người nước ngoài và Việt kiều đều tăng đáng kể. Người nước ngoài tăng 20%, Việt kiều tăng 35%". Đại diện của Vieclambank cũng cho hay, họ nhận được nhiều yêu cầu của khách hàng tìm quản lý hành chính, nhân sự người Philippines và quản lý kỹ thuật người Nhật.

Nhu cầu tuyển dụng quản lý người nước ngoài tăng cao bởi các DN cần tìm "những vị thuyền trưởng" có thể chèo lái đưa DN thoát khỏi giai đoạn sóng gió. Hơn nữa, các nhà quản lý có "yếu tố ngoại" cũng sẵn sàng chấp nhận giảm lương để có một vị trí tốt. Bà Loan cho biết: "Có người trước đây ứng cử vào vị trí GĐ điều hành với mức lương 12 nghìn USD/tháng thì hiện nay đã chấp nhận giảm xuống còn 8 nghìn USD/tháng và không cần các ưu đãi về nhà ở, phương tiện đi lại".

Khi nhân lực ngoại thu hẹp khoảng cách thu nhập với nhân lực nội, áp lực cạnh tranh trên thị trường nhân sự trung và cao cấp sẽ gia tăng và mặt tích cực là thúc đẩy nguồn lực nội phải trau dồi, đổi mới bản thân để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của nhà tuyển dụng. theo Vinh Hải (laodong.com.vn)

20 lý do để kinh doanh trên mạng

Trong thời đại hiện nay, các thông tin đòi hỏi phải nhanh chóng hơn và mang tính đa chiều hơn. Internet sẽ giúp bạn làm được điều đó thông qua những trang thông tin được duy trì liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần. 1. Thiết lập sự hiện diệnCó xấp xỉ 300 triệu người trên thế giới đã truy cập vào mạng Internet và số lượng này không ngừng được tăng lên hàng ngày. Việc tiếp cận được dù chỉ 1% nhóm khách hàng này cũng là 1 thành công của doanh nghiệp. Đó là một phần không nhỏ của cộng đồng xã hội, hãy cho họ biết rằng bạn quan tâm tới việc phục vụ cả cộng đồng này, bạn cần phải có mặt trên mạng Internet. Bạn nên biết rằng, đối thủ cạnh tranh của bạn cũng đang làm như vậy. 2. Tận dụng hoàn toàn các cơ hội tiếp xúc Nhiều khi công việc kinh doanh được hiểu một cách đơn giản là giao tiếp với khách hàng. Mọi doanh nhân khôn ngoan đều hiểu rằng: "Bí quyết thành công không nằm ở chỗ những gì bạn biết mà chính là ở chỗ bạn biết tới những khách hàng nào". Các doanh nhân đều muốn tận dụng các cuộc gặp gỡ thông thường thành công việc kinh doanh có lợi và việc trao danh thiếp là một việc được coi trọng trong quá trình này. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi doanh nghiệp cần phải gặp gỡ hàng ngàn, thậm chí hàng triệu đối tác làm ăn, liệu các doanh nghiệp có thể tiếp xúc cùng một lúc với tất cả các khách hàng. Điều này có thể được giải quyết hết sức đơn giản, tại mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm thông qua các trang Web trên mạng Internet. 3. Tạo ra nguồn thông tin sẵn có cho đối tác Khi bạn muốn tạo các trang thông tin, quảng cáo, có thể bạn sẽ đăng chúng trên mục quảng cáo, trang vàng, nhưng thời gian sẽ làm cho bạn phải tính lại. Vì, làm thế nào để khách hàng quan tâm có thể liên hệ được ngay với bạn? Phương thức thanh toán trong mỗi dịch vụ sẽ như thế nào? Quảng cáo trang vàng sẽ khó khăn trong việc này vì đây vẫn chỉ là một loại phương tiện truyền thông có khoảng cách. Trong thời đại hiện nay, các thông tin đòi hỏi phải nhanh chóng hơn và mang tính đa chiều hơn. Internet sẽ giúp bạn làm được điều đó thông qua những trang thông tin được duy trì liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần. Khách hàng có thể xem thông tin về doanh nghiệp của bạn bất kỳ lúc nào họ muốn, thậm chí ngay cả khi bạn đang ngủ. 4. Phục vụ khách hàng hiệu quả Công nghệ Internet sẽ mang lại cho doanh nghiệp của bạn nhiều cách hơn để phục vụ khách hàng. Liệu bạn có đủ đội ngũ nhân viên trực điện thoại để tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về cung cấp thông tin dịch vụ mà họ cần? Liệu khách hàng có thể tự động tra cứu vào cơ sở dữ liệu, tìm kiếm các thông tin về dịch vụ bạn đang tiến hành mà họ muốn không? Tất cả điều này khách hàng có thể là được 1 cách đơn giản và nhanh chóng thông qua chính Website của doanh nghiệp bạn. 5. Thu hút sự quan tâm của dân chúng Bạn khó mà thuyết phục được các tạp chí đăng bài về việc bạn khai trương một cửa hàng mới nhưng bạn lại có thể thuyết phục được họ đăng bài nêu tên Website của bạn vì trang Web đó mới và có nhiều điều thú vị. Với các thông tin như vậy, bất kỳ người sử dụng Internet nào cũng có thể truy cập vào Website để tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn và có thể trở thành khách hàng tiềm năng. 6. Công bố thông tin vào bất kỳ thời gian nào Nếu bạn cần phải công bố các tài liệu trước lúc nửa đêm thì sẽ như thế nào? Giả sử đó là tin khẩn cấp, công bố các giải thưởng của chương trình khuyến mại,... Nếu bạn gửi các tin này tới các tòa soạn báo thì bạn sẽ gặp phải trở ngại về thời gian: Thông tin của bạn chỉ được phát hành cùng với giờ phát hành của báo và không thể thay đổi sau khi báo đã được phát hành. Với Internet, bạn hoàn toàn có thể thay đổi tin tức mới cho Website của doanh nghiệp trong vòng vài giây đồng hồ, những thông tin mới nhất sẽ được cập nhật và sẽ được chuyển tới những người mong đợi mà không phải qua bất kỳ người đưa tin nào. 7. Để bán hàng hóa Internet đem lại cho doanh nghiệp của bạn một cơ hội lớn để bạn có thể bán hàng hóa. Sự phát triển của Internet trên toàn thế giới kéo theo sự ra đời và mở rộng của một thị trường khách hàng mới đầy tiềm năng - cộng đồng người sử dụng Internet. Liệu bạn có nên chần chừ khi mà các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh của bạn đang dần từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần trên Internet? 8. Giới thiệu sản phẩm sinh động Nếu sản phẩm của bạn là những chiếc máy thì khách hàng sẽ thực sự bị thuyết phục khi nhìn thấy nó hoạt động ra sao. Internet mở ra cho bạn nhiều cách thức để giới thiệu sản phẩm thật sinh động tới khách hàng thông qua Website bằng hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim ngắn, điều này sẽ khiến các khách hàng tiềm năng sẽ đến với bạn nhiều hơn, không một quyển sách giới thiệu nào có thể làm được như vậy. 9. Vươn tới một thị trường dân chúng có thu nhập cao Số lượng người tham gia vào mạng Internet có thể tạo ra một thị trường sẵn có đông đảo nhất. Những người sử dụng Internet thường là những người có trình độ học vấn, có hiểu biết và địa vị ổn định, thu nhập cao trong xã hội. Chính vì vậy, tiếp cận được và chiếm lĩnh thị trường khách hàng này là điều mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng mong muốn đạt được. 10. Trả lời các câu hỏi thường gặp Bất kỳ người trực điện thoại nào trong công ty bạn cũng đều nói rằng họ dùng phần lớn thời gian của mình để trả lời các câu hỏi gần như giống nhau. Đó là những câu hỏi mà các khách hàng muốn hỏi trước khi họ giao dịch với bạn. Đưa những câu hỏi này lên Website sẽ giúp bạn loại bỏ được những rào chắn đối với công việc kinh doanh và giải phóng bớt thời gian cho nhân viên trực điện thoại. 11. Giải quyết thông tin nội bộ Các nhân viên bán hàng lưu động có thể cần những thông tin cập nhật từng phút để giúp họ bán hàng cũng như giúp cho việc kinh doanh luôn ăn ý. Nếu bạn biết thông tin gì cần thiết, bạn có thể đưa chúng lên 1 Website riêng. Với một cuộc truy cập Internet thông qua điện thoại nội hạt, nhân viên bán hàng của doanh nghiệp bạn ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới sẽ nhận được những thông tin đầy đủ nhất mà không phải trả cước phí đường dài và những nhân viên ở văn phòng không bận rộn thêm. 12. Mở rộng ra thị trường quốc tế Với việc kinh doanh thông thường bạn không thể gửi thư, điện thoại hay phổ biến các quy định tới tất cả mọi khách hàng tiềm năng trên thị trường thế giới, nhưng với Website bạn có thể hội thoại trực tiếp với khách hàng quốc tế như là với một khách hàng trong nội hạt. Khi doanh nghiệp của bạn có các văn phòng đại diện ở nước ngoài, họ sẽ truy cập vào nguồn thông tin của văn phòng trong nước với chi phí phải trả vhỉ bằng một cuộc điện thoại gọi nội hạt. 13. Hình thành dịch vụ 24 giờ Chúng ta không phải lúc nào cũng có những công việc cùng chung một lịch trình. Công việc kinh doanh là khắp mọi lúc, mọi nơi chứ không phải chỉ là thời gian ở công sở. Khi công việc kinh doanh giữa Châu Âu và Châu Á đang thực hiện thì sự khác biệt về thời gian sẽ là điều cản trở lớn. Các Website sẽ phục vụ khách hàng và các đối tác của bạn 24/24 giờ trong ngày, 07/07 ngày trong tuần. Thông tin có thể được khách hàng lựa chọn theo nhu cầu và các thông tin mà họ coi là quan trọng, chính điều này sẽ đưa bạn dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh ngay cả khi bạn ở ngoài văn phòng làm việc. 14. Thay đổi thông tin hiện thời 1 cách nhanh chóng Có những thông tin bị thay đổi trước khi nó được in ra. Và bạn sẽ có một đống giấy tờ có cũng như không có giá trị lẫn lộn nhau. Các ấn phẩm điện tử có thể thay đổi theo nhu cầu của bạn mà không cần đến giấy tờ, bút mực hay hóa đơn. Bạn còn có thể gắn Website của doanh nghiệp với 1 cơ sở dữ liệu mà bạn có thể thay đổi bao nhiêu lần trong 1 ngày cũng được tùy theo yêu cầu. Chẳng có giấy tờ nào có thể giúp bạn thực hiện được sự năng động đó. 15. Cho phép bạn tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng Với Website bạn có thể yêu cầu thông tin phản hồi từ phía khách hàng ngay lập tức khi họ đang ghé thăm Website của doanh nghiệp bạn. Điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc để hoạch định các chiến lược quảng cáo và kinh doanh trên cơ sở những thông tin nắm bắt được từ phía khách hàng mà không phải mất thêm khoản chi nào nữa. Câu trả lời của khách hàng được đưa lên Website ngay khi khách hàng tìm hiểu sản phẩm và được chuyển lập tức tới địa chỉ e-mail của bạn. 16. Thử nghiệm dịch vụ và sản phẩm mới trên thị trường Khi đưa ra một sản phẩm mới trên thị trường, điều mà tất cả các doanh nghiệp phải làm là quảng cáo và giới thiệu sản phẩm đó. Với các phương pháp quảng cáo truyền thống, đây sẽ là một công đoạn rất tốn kém và đòi hỏi kinh phí lớn. Nhưng nếu bạn giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mới trên Website của doanh nghiệp bạn, bạn sẽ biết rằng có thể chờ đợi gì từ những khách hàng truy cập vào Website, họ chính là thị trường ít tốn kém nhất mà bạn vươn tới. Họ còn có thể cho bạn biết họ nghĩ gì về sản phẩm của bạn 1 cách nhanh nhất, dễ dàng nhất với một chi phí ít hơn bất kỳ thị trường nào mà bạn vươn tới. 17. Phương tiện truyền thông linh hoạt Ngày nay, Internet được đánh giá là hệ thống truyền dẫn chuyên nghiệp nhất bởi vì sản phẩm chính của nó là các thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng, nhanh chóng và rẻ tiền. Tất cả các ấn phẩm được truyền trên Internet đang ngày càng trở nên phổ biến bởi vì các công việc đều được thực hiện trong môi trường kỹ thuật số từ rất nhiều nguồn thông tin cung cấp. Tất cả những công việc này thực hiện một cách dễ dàng thông qua các trang Web trên chính Website của doanh nghiệp bạn. 18. Tiếp cận một thị trường của giới trẻ và mang tính giáo dục Ở hầu hết các trường đại học đều đã cho sinh viên tiếp cận vào Internet, giới học sinh phổ thông sẽ từng bước làm quen và sử dụng dịch vụ Internet trong nhiều năm tới. Nhu cầu về sách vở, trang phục thể thao, các khóa học, thời trang trẻ và rất nhiều thứ khác sẽ trở thành nhu cầu đa dạng của thị trường trên Internet. Thậm chí ngay cả khi áp dụng dịch vụ thương mại điện tử trên mạng và tuổi thọ trung bình có phần tăng lên thì sự tăng trưởng của khu vực thị trường tuổi dưới 25 vẫn tiếp tục. 19. Tiếp cận một thị trường có tính chuyên nghiệp

Mạng Internet không đơn thuần chỉ là những máy tính mà nó còn là nơi mọi người có thể mua bán, trao đổi bất kỳ thứ gì từ chiếc bàn chải đánh răng, các tác phẩm nghệ thuật cho đến các bài học tiếng Anh,... Với 70 triệu người sử dụng thường xuyên và số lượng người sử dụng tăng lên hàng ngày, thông tin kinh doanh của bạn có thể được giới thiệu cho một số lượng người rất lớn. 20. Phục vụ tại thị trường địa phương Chúng ta đã nói về sức mạnh của việc phục vụ nhu cầu trên thị trường quốc tế thông qua Internet, nhưng còn khu vực thị trường ở ngay địa phương của bạn thì sao? Câu trả lời là: chính khách hàng trong địa phương bạn thông qua các hoạt động marketing, họ sẽ biết tới Website, truy cập thông tin trên Internet và mang lại lợi nhuận cho công ty bạn. Cho nên dù công ty được đặt ở đâu thì thông qua mạng Internet, những khách hàng tiềm năng vẫn biết đến bạn và bạn cũng sẽ sẵn sàng phục vụ họ.
theo vietnambranding.com

9 loại hình để khởi nghiệp kinh doanh trên mạng


Mặc dù thời kỳ bùng nổ của các công ty dotcom đã qua, nhưng cơ hội kiếm tiền trên Web vẫn còn rất lớn. Vấn đề là bạn phải biết tìm cơ hội đó ở đâu. Sau đây là gợi ý về 9 lĩnh vực kinh doanh khả thi mà bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay, được đúc rút từ kinh nghiệm của các công ty hoạt động trong lĩnh vực TMĐT thành công trên thế giới.

1. Nhận giao hàng

Có lẽ bạn không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ tạo dựng cơ nghiệp bằng cách chạy quanh thành phố và giao các món hàng cho mọi người. Thế nhưng nhiều người đã thu được hàng triệu USD từ dịch vụ này.

Ross Stevens, người sáng lập và giám đốc điều hành công ty Urbanfetch Inc., cho biết: "Mọi người thường không thích chờ đợi lâu sau khi đặt mua hàng hoá trên mạng. Chính vì thế, chúng tôi thấy đây là cơ hội lớn để cung cấp một dịch vụ mà khách hàng có thể nhận mọi thứ trong cùng ngày đặt hàng, thậm chí là trong cùng giờ đặt hàng".

Hiện nay, công ty có trụ sở tại New York này đang cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí trong vòng một giờ đối với nhiều loại hàng hoá, từ đồ tiêu dùng lặt vặt cho đến đồ điện tử, phạm vi là trong khắp thành phố New York. Dịch vụ này đã đánh trúng nhu cầu của những cư dân bận rộn của New York. Doanh số ngay trong năm đầu tiên của công ty vào khoảng 30 triệu USD.

Urbanfetch xác định rõ mục tiêu của mình là bán hàng qua mạng. Công ty tích trữ hàng tại các khu vực chi phí thấp trong thành phố, nhờ đó họ tiết kiệm được chi phí thuê cửa hàng tại các khu phố sang trọng.

Theo đánh giá về tốc độ tăng trưởng của dịch vụ giao hàng tại nhà, lĩnh vực này đang có rất nhiều cơ hội cho những người mới khởi nghiệp. Chuyên gia Christopher Kelley của Forrester Research cho rằng những người mới khởi nghiệp nên chú trọng đến việc đóng gói và giao hàng từ một trung tâm thư tín địa phương đến nhà của khách hàng, hoặc thiết lập các mối quan hệ và nhận giao hàng cho các nhà kinh doanh địa phương.

2. Bán đồ thể thao

Nghiên cứu của Jupiter Communications cho rằng lĩnh vực thể thao trên mạng có thể là một trong những phân đoạn mới quan trọng nhất của thị trường tiêu dùng trên Web. Hiện nay, khách hàng trên mạng xếp hạng thể thao là một trong 5 nội dung ưa thích nhất của họ trên mạng và điều này có thể trở thành cơ hội lớn cho TMĐT.

Nếu muốn thành công trong lĩnh vực thể thao, có một mảng mà bạn nên chú ý đến là trang phục, dụng cụ thể thao dành cho phụ nữ. Bạn có thể tham khảo Lucy.com, một Website rất thành công nhờ cung cấp đồ thể thao cho giới nữ và và hiện đang dẫn đầu thị trường này.

3. Tư vấn qua mạng

Nếu bạn có một nền tảng vững về tư vấn bạn có thể sử dụng các kỹ năng tư vấn của mình để kiếm tiền qua Web. Tư vấn qua mạng là cung cấp lời khuyên cho khách hàng thông qua Internet, thay vì các nhân viên tư vấn trực diện.

Theo nhận xét của IDC, tư vấn qua mạng là một thách thức lớn đối với các hãng tư vấn truyền thống, do mô hình này rất thích hợp với thị trường biến đổi liên tục trên Internet. Hiện nay, một số ít công ty lớn đã bắt đầu bước vào lĩnh vực này. Tuy nhiên những công ty này, như Ernst & Young và IBM, nhằm vào các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và những tổ chức kinh doanh lớn khác, bỏ qua thị phần các doanh nghiệp nhỏ cho những nhà tư vấn mới khởi nghiệp.

"Một nhà tư vấn đã làm việc nhiều năm cho một công ty lớn có thể tiến hành mở dịch vụ tư vấn qua mạng, đặc biệt là nhằm vào đối tượng kinh doanh vừa và nhỏ", Sophie Mayo, Giám đốc chương trình của IDC nói. Tuy nhiên, những công ty mới nên thiết lập thêm phần giao tiếp trực diện để xây dựng mối quan hệ liên tục với khách hàng.

4. Đấu giá trên mạng

Tại sao bạn không tham gia vào thị trường đấu giá đang sôi động trên mạng? Có 3 từ quan trọng nhất là: quan sát, quan sát và quan sát.

Sue Rothberg, nhà phân tích đấu giá cấp cao của Gomez.com cho biết: "Mô hình kinh doanh chi phí thấp nhất cho những người mới khởi nghiệp là kết nối với những đại gia như eBay, Yahoo! hay Amazon. Nên tìm cách gắn hoạt động của mình trên những website đông người truy cập này, điều đó sẽ cho phép bạn xây dựng một thương hiệu và một cơ sở khách hàng mà không cần thực hiện marketing nhiều".

Doanh nhân Richard Birnbaum, 43 tuổi, chủ sở hữu một công ty bán buôn trang phục, có khá nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Ông đã tăng gấp đôi doanh số bán hàng kể từ khi đưa danh mục hàng trong website chuyên kinh doanh trang phục của mình Wearamerica.com lên trang eBay. Ông tiết lộ: "Không ở đâu quảng cáo rẻ như eBay".

Ông Birnbaum khuyên, các doanh nghiệp đang dự định tham gia vào lĩnh vực đấu giá nên yêu cầu cam kết đặt tiền trong vài giờ, đồng thời nên dự trữ một danh mục hàng cố định liên tục trong 3 đến 4 tháng để thu hút khoản doanh số ổn định. Đây cũng là một nguyên tắc khi làm việc với dịch vụ quản lý đấu giá.

5. Thanh toán điện tử

Khi giao hàng tại nhà là một ưu điểm lớn của TMĐT, nhưng để thực hiện được điều này cần phải các dịch vụ trên Web cho phép khách hàng nhận và thanh toán phí qua mạng. Dịch vụ thanh toán điện tử cung cấp khả năng lập hóa đơn, giao hàng và thanh toán hoàn toàn thông qua Net.

CyberBills, một công ty cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng, đã phát triển một mô hình kinh doanh kết hợp giữa website bán hàng tiêu dùng của mình StatusFactory.com và một dịch vụ B2B được cung cấp cho các cổng, các ngân hàng, trung tâm giao dịch chứng khoán và các công ty muốn có dịch vụ thanh toán điện tử mang thương hiệu riêng. Giám đốc Điều hành John Simpson đã quyết định thực hiện các dịch vụ gia tăng này để nâng cao doanh số thay vì chỉ bán hàng tiêu dùng, bởi vì phần lớn người tiêu dùng cảm thấy tiện lợi hơn khi xử lý các vấn đề tài chính thông qua các tổ chức đã được tín nhiệm. Các công ty mà CyberBill đang bán lại dịch vụ gồm có Intuit và AOL.

Simpson cho rằng dịch vụ thanh toán qua mạng có thể khó thâm nhập và thành công trong giai đoạn này của Internet, bởi vì nhiều công ty đi trước đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với các tổ chức lớn hơn. Ông gợi ý rằng người mới khởi nghiệp nên đóng vai trò là người bán lại dịch vụ thanh toán sẵn có trên website của mình, trước hết là để giữ khách hàng trở lại với website.

6. Trung tâm chăm sóc sức khoẻ

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ qua mạng đang phát triển rất nhanh và có thể sẽ bùng nổ trong vài năm tới. Jupiter Communications dự tính doanh số của ngành chăm sóc sức khoẻ qua mạng năm 2004 đạt 11 tỷ USD.

Một nghiên cứu khác của Jupiter cho thấy 49% người được phỏng vấn không mua thuốc qua mạng vì họ có thể dễ dàng mua thuốc tại các cửa hàng gần nhà khi đi mua sắm lặt vặt. Điều này giải thích tại sao các website cung cấp các sản phẩm truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Có một giải pháp dành người khởi nghiệp: cung cấp các món hàng chăm sóc sức khoẻ thật đặc biệt, khó tìm thấy trong các cửa hàng thuốc thông thường. Trang Selfcare.com là một ví dụ tiêu biểu trong việc thu hút các khách hàng có nhu cầu đặc biệt về chăm sóc sức khoẻ. Trang web này cung cấp cả các sản phẩm truyền thống, sản phẩm thay thế và sản phẩm đặc biệt cho người bị dị ứng thuốc, điều chỉnh cân nặng hay các chứng đau kinh niên. Bất cứ ai cũng có thể đến hiệu thuốc và mua aspirin nhưng đâu phải dễ tìm mua các loại thảo dược đặc biệt hay mặt nạ làm đẹp từ tính chẳng hạn.

7. Web Hosting

Không cần phân tích nhiều, ai cũng có thể thấy triển vọng của dịch vụ Web hosting. Nhưng liệu đây có phải là cơ hội tốt với những người mới bắt đầu?

Theo ông Jeanne Schaaf, nhà phân tích cao cấp của Forrester, "Lĩnh vực này không dành cho những người không biết gì về Web hosting, cấu trúc Web, mạng và máy chủ Web. Đây là một loại kinh doanh kỹ thuật cao và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao". Nói cách khác, trái với quan điểm thông thường, lĩnh vực này không đơn giản chỉ là đặt hàng loạt máy chủ vào một căn phòng để làm chỗ "trú ngụ" cho các trang web.

Don Fredrickson, Giám đốc Điều hành "got.net" (một công ty cung cấp dịch vụ Internet), cho biết ông dự định tăng cường dịch vụ Web hosting từ mức 15% hoạt động kinh doanh của công ty lên 70% trong 4 năm tới. Fredrickson cho biết, trong khi nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức lớn đang tập trung vào các trung tâm dữ liệu với mức chi phí từ 5.000 đến 10.000 USD/tháng cho dịch vụ hosting, thì nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn đang rất cần các nhà cung cấp giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo tin cậy. Chẳng hạn, giá dịch vụ hosting cơ bản của got.net là 20 USD/tháng và giá duy trì, quản trị một máy chủ đặt tại trung tâm của got.net là 300 USD/tháng.

Ông Fredrickson cho biết thêm, các doanh nghiệp sẽ đặc biệt thành công nếu họ có một lĩnh vực chuyên môn riêng. Với danh tiếng trong lĩnh vực chuyên môn đó, các khách hàng Web hosting sẽ tìm đến với họ.

8. Cổng mua sắm

Các cổng mua sắm trên mạng không chỉ có lợi nhuận từ việc bán hàng hoá mà còn có khả năng thu hút được rất nhiều quảng cáo và các doanh thu phụ trợ. Một trung tâm mua sắm trên mạng là một website cung cấp danh mục các đường dẫn đến rất nhiều dịch vụ và cửa hàng trên mạng. Các cổng lớn như Yahoo, AOL... chiếm khoảng 40% thị phần, phần còn lại về cơ bản là thị phần dành cho các nhà kinh doanh có cách nghĩ táo bạo và khác biệt, tập trung vào những thị trường khe.

Với những người mới bắt đầu, thông điệp quan trọng nhất là "cách nghĩ táo bạo". Một lĩnh vực đầy hứa hẹn trên mạng là cung cấp văn phòng cho các doanh nghiệp nhỏ. Những trang như Works.com và BizBuyer.com tập hợp những người mới khởi nghiệp cùng nhau để xây dựng giải pháp cho những hoạt động mua sắm quy mô nhỏ. Điều này tạo điều kiện cho họ có thể sử dụng các dịch vụ chi phí thấp của nhau, thay vì phải sử dụng dịch vụ của các công ty lớn hơn. Những công ty này cũng thực hiện việc tự động hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp, loại hình kinh doanh này thích hợp vì hai lý do: đây là thị trường rất tiềm năng và vì là doanh nghiệp nhỏ nên bạn luôn biết rõ khách hàng của mình.

9. Tìm đúng "thị trường khe"

Với những thị trường phổ biến đã có nhiều tên tuổi lớn chiếm lĩnh, người mới khởi nghiệp thường khó có thể thâm nhập và tồn tại, vì vậy bạn nên tìm riêng cho mình một thị trường đặc biệt và cung cấp cho khách hàng điều gì đó khác biệt. Textbookhound.com là một ví dụ tiêu biểu trong việc tìm đúng thị trường khe. Công ty này cung cấp dịch vụ so sánh giá cả các loại sách giáo khoa dành cho giới học sinh, sinh viên. Không như dịch vụ tìm kiếm mua sắm khác, công cụ tìm kiếm của Textbookhound.com cho phép sinh viên gõ và tìm nhiều loại sách khác nhau cùng lúc. Người sáng lập công ty Philip Kaskawits và đồng sự của mình đã lập kế hoạch phối hợp với các nhà trường để cho phép các giáo sư liệt kê lịch trình các môn học, bài giảng của họ trên website, để giúp sinh viên tìm kiếm sách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, phần lớn doanh số của Textbookhound.com là từ các hoạt động liên kết: Amazon hay Barnes & Noble sẽ trả cho công ty một khoản phần trăm doanh số bán sách trên trang của họ. Không như các website tư vấn mua sắm khác, Textbookhound.com không liệt kê các cửa hàng theo thứ tự phụ thuộc số tiền mà họ trả cho công ty mà là theo giá thấp nhất mà họ bán cho khách hàng. Kaskawits nói: "Chúng tôi muốn tạo ưu thế hơn hẳn cho khách hàng. Họ sẽ không phải tìm kiếm lâu. Bí quyết thành công của chúng tôi là biết tìm đúng thị trường khe, tạo sự khác biệt, và làm tốt hơn bất cứ đối thủ nào".


Nói tóm lại, cơ hội kinh doanh trên mạng vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Các doanh nghiệp cần biết phân tích nhu cầu thị trường và tìm ra những lợi thế so sánh của mình để đáp ứng tốt nhất đối với một phân khúc thị trường nhất định. Kinh doanh qua mạng, như người ta vẫn nói, là kinh doanh dựa vào sự vào sự thông minh, hiểu biết và nhiều ý tưởng. Điều này càng đúng với các doanh nghiệp nhỏ, những công ty mới khởi nghiệp kinh doanh qua mạng.

Thời của gia công (Outsourcing)

Hơn chục năm trước, Eastman Kodak đã làm cả thế giới kinh doanh sửng sốt khi tuyên bố về khoản tiền 250 triệu đô la Mỹ mà công ty này chi trả cho dịch vụ outsourcing trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Kể từ đó, con số các thương vụ outsourcing đã tăng vọt, và cùng với đó là giá trị hợp đồng gia công cũng tăng lên chóng mặt. Theo một nghiên cứu mới đây, chi phí hàng năm cho outsourcing trên toàn thế giới đã trên 1 tỷ tỷ đô la. Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, các công ty đang phải đối mặt với áp lực vô tiền khoáng hậu từ thị trường. Những kẻ sống sót và thịnh vượng trên thị trường chính là những kẻ biết kinh doanh bằng phương pháp hiệu quả hơn đối thủ - giảm chi phí kinh doanh trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cao của hàng hóa hay dịch vụ. Một trong những mô hình kinh doanh hiện đại giúp không ít doanh nghiệp thành công hiện nay chính là mô hình outsourcing. Vậy outsourcing là gì?

Outsourcing là hình thức chuyển một phần chức năng nhiệm vụ của công ty ra gia công bên ngoài (từ tiếng Anh: out - ngoài, source –nguồn) – những chức năng mà trước đây doanh nghiệp vẫn đảm nhận.

Ở Việt Nam , khi nhắc đến từ này, rất nhiều người trong trong chúng ta thường nghĩ đến lĩnh vực gia công phần mềm hoặc lập trình. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ này hiện diện trong nhiều lĩnh vực kinh doanh: kế toán, luật, nhân sự, công nghệ thông tin, dọn dẹp văn phòng/nhà ở (cleaning), logistic/vận tải… Và nguyên tắc của outsourcing là: “tôi dành cho mình những công việc mà biết chắc sẽ thực hiện tốt hơn những người khác và chuyển giao cho bên thứ ba phần việc mà họ làm tốt hơn tôi và những người khác”.

Ở đây, chúng ta cần lưu ý đến hình thức thuê ngoài ngoại biên của các tập đoàn Tây Âu (trong trường hợp chuyển một phần công việc ra nước ngoài) và hình thức gia công bên ngoài doanh nghiệp nhưng ở trong lãnh thổ một quốc gia.

Thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing)

Quan niệm đánh đồng outsourcing với lĩnh vực gia công phần mềm hay lập trình có lẽ xuất phát từ xu hướng di chuyển một phần việc làm của các doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển sang các nước đang phát triển vào đầu thập niên 90. Đây là khoảng thời gian mà các công ty phần mềm lớn ở Mỹ ồ ạt đổ bộ vào các quốc gia mới phát triển ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc hay để tận dụng lợi thế chi phí nhân công rẻ nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh. Nhiều tập đoàn lớn tại Mỹ đã xây dựng nhà máy, các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các quốc gia châu Á và đang ngày càng ăn nên làm ra do áp dụng thành công mô hình kinh doanh outsourcing. Quá trình này được gọi là thuê ngoài ngoại biên (offshore outsourcing), hay khái niệm outsource mà ta thường nghe nói đến.

Ví dụ điển hình cho cuộc đổ bộ đó là sự ra đời của khu công nghệ cao Bangalore – thủ phủ bang Karnataka thuộc miền nam Ấn Độ, được mệnh danh là “thung lũng Silicon của Ấn Độ” – địa điểm lý tưởng được các công ty phần mềm Tây Âu chọn lựa: IBM, Microsoft, Intel, Sun Microsystems, Dell, Cisco, Oracle... Thậm chí, Reuters – một hãng truyền thông tên tuổi của Mỹ cũng đã chọn Bangalore làm đại bản doanh cho các họat động outsourcing nhằm thu thập thông tin tài chính của các công ty lớn trên thế giới. Việc chuyển một phần công việc sang Ấn Độ đã giúp Reuters giảm được nhiều chi phí. Với mức lương chỉ bằng một phần năm so với mức trả cho các phóng viên ở New York , Reuters đã tiết kiệm được khoản tiền lương mà không phải cắt giảm nhân sự tại văn phòng chính.

Tuy nhiên, do giá nhân công trong lĩnh vực phần mềm tại Bangalore đang ngày càng tăng nhanh trong khi hạ tầng cơ sở tại khu vực này vẫn trong tình trạng yếu kém nên Bangalore không còn được ưa chuộng như trước nữa. Trung Quốc, Nga, Brazin, Việt Nam ... đang trở thành những địa điểm hấp dẫn hơn nhờ giá nhân công rẻ hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Theo Global Services và hãng tư vấn đầu tư Tholons, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của Việt Nam đã được bình chọn là những điểm outsourcing mới nổi hấp dẫn nhất thế giới. Về mức hấp dẫn trong lĩnh vực outsourcing, TP Hồ Chí Minh chỉ đứng sau 4 thành phố của Ấn Độ và Cebu của Philippines .

Tại Việt Nam, phần lớn các công ty CNTT chủ yếu nhận gia công phần mềm cho nước ngoài và không ít trong số họ đã gặt hái được thành công như Digital Glass Egg, FPT, TMA Solutions…

Mới đây, Luxsoft đã mở văn phòng tại TP.HCM để thực hiện các dự án gia công phần mềm cho hãng Boeing. Theo ông Đinh Lê Đạt, trưởng nhóm điều hành lập trình của Luxsoft tại Việt Nam thì “Việt Nam đang là địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn sử dụng hình thức outsourcing. Mức tăng trưởng kinh tế khả quan, môi trường chính trị ổn định, giá nhân công rẻ…chính là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Hơn nữa, với vị trí chiến lược tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chính là địa điểm quan trọng để các nhà đầu tư tiến vào thị trường các nước lân cận.”

Ngoài các quốc gia châu Á, một số quốc gia Đông Âu khác cũng đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà sản xuất/dịch vụ Mỹ: Nga, CH Séc, hay các quốc gia Mỹ La tinh: , ,

Outsourcing trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

Ngoài công nghệ thông tin, outsourcing còn hiện diện trong nhiều lĩnh vực phổ biến khác.

Tại Mỹ, hơn hai triệu hợp đồng lao động của công dân Mỹ (bao gồm tuyển dụng, sa thải, trả lương, đào tạo nâng cao chuyên môn nghề nghiệp) được các công ty chuyên ngành quản trị nguồn nhân lực quản lý. Hình thức outsourcing ở Mỹ luôn tăng trưởng ở mức 30%/năm và cho phép khách hàng tiết kiệm tới 30% chi phí.

Các công ty chuyên cung cấp dịch vụ outsourcing như Exult được thành lập vào năm 1998 và hiện nay đang quản lý nhân sự cho BP và Unisys.

Thị trường outsourcing đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Nhiều công ty đã ăn nên làm ra trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hấp dẫn này: công ty cung cấp dịch vụ vệ sinh, bảo vệ tòa nhà, văn phòng, dịch vụ quản trị hệ thống mạng…Outsourcing đã làm nảy sinh ra nhiều nghề mới mà có thể các doanh nghiệp không muốn đưa vào danh sách các công việc toàn thời gian cố định.

Ở Việt Nam, hình thức outsourcing hiện đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Đối với các doanh nghiệp lớn, dịch vụ outsourcing phổ biến là dịch vụ dọn dẹp văn phòng, bảo vệ 24/24, vận chuyển văn phòng trọn gói…Các công ty nhỏ mới thành lập lại có xu hướng sử dụng dịch vụ outsourcing kế toán, báo cáo thuế, lắp đặt/quản trị mạng hoặc bảo trì máy tính/thiết bị văn phòng…

Trong lĩnh vực xuất bản, hình thức outsourcing khâu dịch thuật, biên tập cũng khá phổ biến. Mạng lước cộng tác viên dịch thuật đã giúp các nhà xuất bản tiết kiệm được không ít chi phí về quản lý nhân sự.

Xu hướng Payroll Outsourcing – xu hướng đang gia tăng tại Việt Nam

Vào giữa thập niên 90, hình thức payroll outsourcing (thuê các công ty bên ngoài thực hiện chế độ trả lương cho nhân viên) xuất hiện tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia và sau đó lan rộng ra tới các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp nước ngoài thích sử dụng dịch vụ này của các ngân hàng thì bây giờ, các doanh nghiệp đã chuyển sang sử dụng dịch vụ của các công ty săn đầu người hoặc tư vấn nhân sự.

Tại TP.HCM, có thể nói hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn nhân sự hoặc săn đầu người đều có kiêm thêm công đoạn này, mặc dù trên các web site của họ không thấy công bố thông tin về dịch vụ trả lương. Theo ông Huỳnh Minh Quân, giám đốc công ty tư vấn nhân sự Nhân Việt (đơn vị sở hữu trang web săn đầu người cao cấp http://www.VIPdatabase.com), cho biết “Đây là một công việc không quá khó nhưng đòi hỏi uy tín cũng như sự chuyên nghiệp, chính xác, cẩn thận từ nhà cung cấp dịch vụ, vì thế, trong lĩnh vực này, các công ty tư vấn nhân sự có ưu thế rất lớn. Họ chính là những đơn vị hơn ai hết hiểu rõ tầm quan trọng của việc tư vấn về nhân sự, bao gồm từ khâu tuyển chọn nhân sự, trả lương, luân chuyển vị trí làm việc cho đến khâu đánh giá chất lượng công việc...Vì thế, khi sử dụng dịch vụ này từ các công ty tư vấn nhân sự, các doanh nghiệp – khách hàng thường cảm thấy yên tâm hơn. Ngoài ra, trong quá trình cung cấp dịch vụ này, chúng tôi còn tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng bằng cách tư vấn, hỗ trợ họ trong nhiều vấn đề khác như tư vấn bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đánh giá nhân sự….”

Lợi ích từ outsourcing

Trong một cuốn sách mới nhất của mình có tựa đề “Quản lý xã hội kế tiếp” (Managing in The Next Society; NXB Truman Talley Books, 2002), cố tác giả Peter Drucker cho rằng, trong thời gian tới, đại đa số các doanh nghiệp sẽ phải đón nhận tình huống khi 40% nhân viên của họ sẽ làm việc theo hình thức không thường xuyên.

Nhưng điều thú vị nhất không phải là số lượng hay quy mô thương vụ mà là tính chất của hình thức này. Mặc dù một số nhà lãnh đạo cho đến nay sử dụng outsourcing nhằm cắt giảm chi phí nhân sự nhưng phần lớn họ lại có xu hướng nhắm đến cách tiếp cận phức tạp khác. Nhiều công ty sử dụng outsourcing nhằm tiếp nhận các kỹ năng cạnh tranh, nâng cao khả năng phục vụ và phản ứng đối với nhu cầu hay thay đổi của kinh doanh.

Lợi ích mà outsourcing mang lại cho các doanh nghiệp là không nhỏ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dịch vụ này, các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc chọn lựa đối tác hợp tác. Một đơn vị chuyên nghiệp, uy tín sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí trong khi vẫn đảm bảo chất lượng công việc trong dài hạn.

Lợi ích từ outsourcing

Tiết kiệm chi phí. Chi phí cho dịch vụ outsourcing thường thấp hơn so với chi phí xây dựng một cơ cấu làm việc trong doanh nghiệp. Bạn sẽ phải trả thêm khỏan thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên, đó là chưa kể các khỏan tiền đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

Tiết kiệm chỗ ngồi làm việc. Việc tạo dựng cơ cấu tổ chức nhân sự làm việc tòan phần trong doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải có đủ diện tích văn phòng, các trang thiết bị làm việc (bàn ghế, máy tính, máy fax, văn phòng phẩm, nước uống…)
Đảm bảo công việc luôn được vận hành. Nhân viên làm việc tòan thời gian của bạn có quyền lợi nghỉ phép, nghỉ ốm, trong khi bạn cần đảm bảo khối lượng công việc được liên thông. Bên nhận dịch vụ outsourcing của bạn đảm bảo công việc luôn luôn được vận hành.

Tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lượng. Hình thức gia công bên ngoài giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời đảm bảo chất lượng.

Business World Portal

CSC Vietnam - Đi lên từ “vốn” con người

CSC là một trong những tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới với hơn 90.000 nhân viên trên toàn cầu. Nhưng họ thực sự thấy ấn tượng với những gì CSC Vietnam đã xây dựng được, từ quy trình, công nghệ đến đội ngũ lãnh đạo và nhân viên.

“Điều làm tôi vui mừng nhất trong suốt 13 năm gắn bó và lèo lái công ty là nhiều lĩnh vực quan trọng tại trung tâm Việt Nam đã được tập đoàn CSC chọn làm hình mẫu hoạt động cho các trung tâm khác,” ông Ngô Hùng Phương, Tổng giám đốc CSC Vietnam, chia sẻ.

Trải qua nhiều lần chuyển đổi và hiện gia nhập vào tập đoàn CNTT đứng hàng thứ năm thế giới là CSC, đội ngũ nhân sự Việt Nam đã gia nhập vào hàng ngũ CNTT toàn cầu, chuyên nghiệp hơn và lớn mạnh hơn.

Kiên trì theo đuổi mục tiêu

Mười ba năm qua, đội ngũ của họ – từ công ty PSV đến FCG rồi CSC – đã đi qua không ít những thăng trầm để có được ngày hôm nay. Thậm chí, có lần công ty mẹ của PSV đã dự định “xóa sổ” trung tâm tại Việt Nam vì hoạt động kém hiệu quả.

Bước ngoặt lớn nhất là vào năm 2000, khi đó Paragon Solutions – công ty mẹ của PSV – rót vốn vào với kỳ vọng thúc đẩy chi nhánh tại Việt Nam phát triển nhanh hơn. Nhưng các kế hoạch gần như bị phá sản bởi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thị trường dotcom toàn cầu. Mặt khác, mục tiêu đề ra lại chưa song hành với việc phát triển nhân sự, quy trình chưa ổn định..., PSV lúc đó đã đứng trước thử thách và buộc phải cải tổ để phát triển.

Sau những biến động đó, họ tập trung vào củng cố các hoạt động, thực hiện quy trình để kiện toàn công ty. Nỗ lực đã gặt hái kết quả: năm 2002 PSV đạt chứng chỉ CMM và năm 2005 trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đứng vào danh sách 100 công ty trên toàn cầu đạt chuẩn CMMi cấp 5 – chuẩn cao nhất về quy trình quản lý chất lượng phát triển phần mềm.

Cho đến nay thì CSC đã thừa hưởng một đội ngũ nhân sự đạt cả ba chứng chỉ về quản lý chất lượng và quy trình CMMi 5, chứng chỉ bảo mật thông tin ISO 27001:2005 và hệ thống quản lý chất lượng đặc thù của ngành viễn thông, TL 9000 phiên bản 4. Các chuẩn này đã trở thành “bằng cấp” xác nhận sự trưởng thành trong quy trình sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh của các kỹ sư Việt Nam tại đây.

“Tôi tự hào vì công ty đã đóng góp được cho ngành CNTT nước nhà như một công ty đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp tạo dựng tên tuổi nhất định cho ngành CNTT Việt Nam,” ông Phương tâm sự.

Theo ông Phương, điều may mắn của họ là các công ty khi sáp nhập đã nhìn thấy những khả năng chuyên biệt của đội ngũ nhân sự Việt Nam và cứ mỗi lần sáp nhập là mỗi lần trở mình để lớn mạnh hơn, mở ra nhiều cơ hội hơn cho các kỹ sư Việt Nam gia nhập vào hoạt động của các tập đoàn lớn hơn. Xác định mục tiêu và kiên trì theo đuổi mục tiêu đã giúp họ vượt qua những giai đoạn khác nhau. Từ lúc mới thành lập (năm 1995) công ty đã định hướng phát triển phần mềm chất lượng cao đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng Mỹ và châu Âu.

“Công ty đã giữ vững mục tiêu này trong suốt hơn 13 năm qua, bất kể những giai đoạn gặp rất nhiều khó khăn,” ông Phương cho biết.

Giữ vững sự khác biệt

Nhưng, theo ông Phương, quy trình không phải là tất cả. Ở CSC ngày nay, hay FCG trước đây, dù qua nhiều lần chuyển đổi, các đặc trưng văn hóa của công ty vẫn được kế thừa và phát huy. Văn hóa công ty luôn tìm cách thúc đẩy niềm say mê cho các cá nhân có thể tìm ra ý tưởng mới cho công việc, mang lại thành công cho chính họ và cho công ty. Ở một môi trường kỹ thuật, theo ông Phương, người ta thường không đòi hỏi thời gian chặt chẽ mà quan tâm tới kết quả công việc. Các chính sách, quy định và kế hoạch được truyền đạt kịp thời, rõ ràng và “trong suốt” với mọi nhân viên. Việc thực hiện bất cứ kế hoạch nào cũng được áp dụng thống nhất từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất.

Ông Phương cho biết, CSC là một trong những tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới với hơn 90.000 nhân viên trên toàn cầu. Nhưng họ thực sự thấy ấn tượng với những gì CSC Vietnam đã xây dựng được – từ quy trình, công nghệ đến đội ngũ lãnh đạo và nhân viên.

“Không phải ngẫu nhiên mà ông Chủ tịch - Tổng giám đốc điều hành tập đoàn đến thăm Việt Nam nếu biết rằng CSC hiện diện ở 90 nước và ông chỉ có thể viếng thăm một số nhỏ trong những nước này. Đó là niềm khích lệ to lớn đối với chúng tôi,” ông Phương nói.

Nhìn lại chặng đường đã đi qua, ông Phương cho biết, chiến lược phát triển của công ty dù có thể thay đổi, nhưng những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển luôn được giữ lại. Việc mua công ty phần mềm thực chất là “mua” con người, công nghệ và lĩnh vực (vertical/domain) và khách hàng của công ty đó, vì thế mục tiêu vẫn là kế thừa năng lực, văn hóa của công ty cũ và giữ người cho chiến lược phát triển.

“Chúng tôi đã giữ lại những nền tảng cơ bản đã làm nên sự khác biệt cho tổ chức của mình, những yếu tố đã giúp chúng tôi đứng vững trong những điều kiện khác nhau,” ông Phương cho biết.

Thông điệp chính của công ty sau sáp nhập vẫn là “lấy con người làm đầu” – yếu tố đầu tiên duy trì sự ổn định của công ty mới và quá trình phát triển tiếp theo. Ở CSC sẽ có nhiều cơ hội hơn cho nhân viên phát triển và học hỏi, ít rủi ro hơn về mặt tài chính và các yếu tố khác. Đó cũng là một điều may mắn, theo ông Phương.

“Cứ địa” của CSC

Trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên này, Chủ tịch Michael Laphen đã nhận xét, CSC Vietnam là một tổ chức rất quy củ và chuyên nghiệp, đã tạo cho ông một ấn tượng đặc biệt mà trước khi đến ông không hình dung được. Một đội ngũ đã được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế với một hệ thống tốt về quản lý quy trình chất lượng – một nền tảng để đạt được mức độ hài lòng cao nhất của khách hàng. “Đó chính là yếu tố quan trọng củng cố niềm tin của tôi vào tương lai phát triển của CSC tại Việt Nam,” ông nói.

Người đứng đầu tập đoàn CSC khẳng định rằng trong chuỗi cung ứng dịch vụ của CSC trên toàn cầu, CSC tại Việt Nam là một mắt xích quan trọng. CSC sẽ phát triển trung tâm tại Việt Nam thành một trung tâm lớn và chất lượng cao trong chuỗi dịch vụ gia công ấy. CSC Vietnam sẽ tiếp tục vai trò quan trọng của mình tại hai thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.

Nhờ sở hữu khả năng công nghệ tốt về Java/J2EE, Sharepoint/MOSS, Microsoft. NET, CSC sẽ tận dụng thế mạnh này của nhân sự Việt Nam để phát triển trung tâm mạnh hơn nữa. “CSC Vietnam sẽ là trung tâm chuyên về phát triển ứng dụng và kiểm tra chương trình phần mềm tập trung trên các nền tảng công nghệ mới. Đây sẽ là “cứ địa” giúp CSC thực hiện mục tiêu “cung cấp dịch vụ cho thế giới từ khắp nơi trên thế giới,” ông Laphen công bố.

Ông cho biết, trước tiên đội ngũ kỹ sư tại Việt Nam sẽ được phát triển lên ít nhất là 1.000 người trong vòng 12 tháng tới. Đây là phương cách để CSC thực hiện mục tiêu mở rộng các thị trường mới vào những phân khúc khác nhau, tại những khu vực như châu Mỹ La-tinh, châu Á và Đông Âu. Tại châu Á, CSC có 19.000 nhân viên, sẽ là địa điểm quan trọng để tăng doanh thu ở các địa phương và gia công cho toàn cầu. Hiện tại, trung tâm của CSC tại Ấn Độ có quy mô hơn 15.000 nhân viên; với những nét tương đồng về hoạt động và kỹ thuật, trung tâm tại TP.HCM sẽ là nơi bổ sung và đa dạng hóa các hoạt động cho trung tâm tại Ấn Độ này.

Người đứng đầu CSC cũng đánh giá Việt Nam là một thị trường có triển vọng. Những lĩnh vực quan trọng đang có nhu cầu tại thị trường địa phương như dịch vụ cơ sở hạ tầng, kết nối, cung ứng các giải pháp như tài chính-bảo hiểm, y tế… “Trước mắt, chúng tôi tập trung vào thị trường gia công, nhưng trong mục tiêu dài hạn, chúng tôi sẽ tận dụng các thế mạnh của mình vào hoạt động tại thị trường địa phương ở thời điểm và điều kiện phù hợp,” ông Michael Laphen cho biết.

“Tôi phấn khởi về chuyến viếng thăm và gặp gỡ thân mật đội ngũ nhân viên CSC tại Việt Nam. Đội ngũ chúng tôi tại đây đã xây dựng được hình ảnh của một trung tâm chất lượng cao, góp phần giúp CSC thực hiện được mục tiêu ‘cung cấp dịch vụ cho thế giới từ khắp nơi trên thế giới’”.

Ông Michael Laphen, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành tập đoàn CSC (Mỹ), phát biểu trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên kể từ sau khi tập đoàn này mua lại FCG hồi đầu năm nay.

Văn hóa công ty luôn tìm cách thúc đẩy niềm say mê cho các cá nhân có thể tìm ra ý tưởng mới cho công việc, mang lại thành công cho chính họ và cho công ty.

CSC được thành lập tại Mỹ năm 1959, hoạt động trong các lĩnh vực thiết kế và tích hợp hệ thống, gia công CNTT và quy trình kinh doanh, phát triển phần mềm... phục vụ các ngành hàng không-năng lượng, tài chính-bảo hiểm, cơ sở hạ tầng... Hiện CSC có mặt tại 92 quốc gia với 91.000 nhân viên và có hơn 60 trung tâm phát triển dịch vụ toàn cầu. Doanh thu năm 2007 đạt 17,1 tỷ đô-la Mỹ.

Tháng 1-2008, CSC hoàn tất việc mua lại tập đoàn FCG (Mỹ), với mục tiêu mở rộng các dịch vụ quan trọng mà FCG có thế mạnh gồm y tế, giáo dục và viễn thông. FCG sở hữu 2.500 nhân viên với hai trung tâm tại Việt Nam và Ấn Độ, trong đó FCG Vietnam có 600 kỹ sư.


Theo Tạp chí kinh tế sài gòn

Verizon: "Outsource IT làm tăng nguy cơ mất dữ liệu!"

Theo các thám tử của Tập đoàn truyền thông Verizon, một trong những nguyên nhân gây ra các vụ mất dữ liệu trong vài năm trở lại đây chính là do hệ thống các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đã tín nhiệm giao cho các công ty bên ngoài quản lý các hoạt động xử lý thẻ tín dụng và các chức năng công nghệ thông tin.

Ông Bryan Sartin, Trưởng nhóm phản ứng điều tra của Verizon Business cho biết: “Ngay cả một hệ thống hàng nghìn nhà hàng cũng chỉ có chừng 100 nhân viên IT, nên họ phải thuê các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài trong rất nhiều quy trình liên quan đến IT và kỹ thuật này.

Ông Sartin nói “Vấn đề chính là sự thiếu trách nhiệm của bên thứ ba này”.

Nhóm điều tra của Verizon phát hiện ra hàng trăm vụ rò rỉ dữ liệu mỗi năm nhưng chỉ công bố từ 1/3 đến ¼ các vụ nghiêm trọng.

Theo báo cáo Verizon đưa ra trong tuần vừa qua, một vài năm trở lại đây, trong số 230 – 250 vụ rò rỉ thông tin do Verizon thống kê thì quá nửa thuộc về các công ty kinh doanh nhà hàng và các hãng bán lẻ. Và thường thì chính những nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ IT thuê ngoài chính là nguời tham gia lấy cắp các dữ liệu của người dùng như mã thẻ tín dụng, mã số cá nhân...

Những nhóm trộm dữ liệu có tổ chức thường đến các trung tâm tổng đài, công ty phát triển web, công ty phát triển nội dung, đối tác kinh doanh hoặc những người lưu trữ dữ liệu dự phòng và nói rằng … “Nếu bạn không ưa sếp của mình hoặc đang khó khăn về tài chính thì chúng tôi chính là giải pháp của bạn. Hãy để chúng tôi truy cập vào hệ thống khách hàng của bạn, mà tốt nhất là cho chúng tôi những dữ liệu bạn đang có”.

Trong một trường hợp điển hình mà Sartin trực tiếp xử lý, đội của ông đã được một công ty dầu khí lớn có hàng nghìn trạm xăng ở Canada thuê điều tra. Khách hàng của công ty này phát hiện thấy mình bị thanh toán phụ trội khi sử dụng thẻ tín dụng ở các trạm xăng này.

Nhóm điều tra đã sớm tìm ra rằng có kẻ trong đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ IT thuê ngoài đã đứng sau vụ này nhưng họ không thể chỉ ra đó là ai. Vì thế mà các chuyên viên điều tra đã cài một cái bẫy trong hệ thống để xem kẻ nào đã truy cập vào dữ liệu khách hàng.

Ông Sartin cho biết “ Cái bẫy đã sập vào một buổi sáng thứ 7. Hacker luôn cho rằng sáng thứ 7 thì sẽ không ai nghi ngờ gì”. Một chiếc xe cảnh sát ập đến văn phòng của nhà cung cấp dịch vụ IT cho hệ thống của công ty xăng dầu, và thủ phạm hoá ra là một thanh niên 21 tuổi hỗ trợ phần mềm vận hành các máy bơm xăng. Thủ phạm đã bán các dữ liệu thẻ tín dụng của khách hàng cho các nhóm tội phạm có tổ chức.

Có rất nhiều vụ rò rỉ dữ liệu không phải do outsource. Một trong số các vụ lớn nhất vài năm gần đây là thủ phạm lấy cắp 41 triệu số thẻ tín dụng của các hệ thống nhà hàng bao gồm TJX Cos, bằng cách đột nhập vào mạng không dây không được bảo mật mà không phải qua bất kì hệ thống nào của nhà thầu phụ.

Báo cáo của Verizon khuyên các công ty nên thắt chặt quản lý đối với các nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài IT, và hạn chế cả các đối tác của mình, chỉ cho phép truy cập vào dữ liệu mà đối tác đó cần.


Theo VietnamNet/AP

Các tập đoàn IT lao đao vì khủng hoảng tài chính

Cổ phiếu của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới đã tham gia vào danh sách những tập đoàn đang phải chiu áp lực khủng hoảng tài chính nặng nề khi nhà đầu tư cố bán tháo những cổ phiếu này từ đầu tuần qua. Sở dĩ có điều này là do đợt khủng hoảng tài chính tại thị trường Phố Wall đã làm giảm mức cầu của khách hàng.

Cổ phiếu của Apple giảm 18%, mức giá thấp nhất trong 16 tháng qua sau khi 2 hãng môi giới chứng khoán hạ giá công ty này do nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới đang bị chững lại. Hãng phân phối hàng điện tử Circuit City cũng cảnh báo về việc giảm doanh số bán lẻ vào dịp nghỉ lễ cuối năm, góp phần gây ra mức sụt giá này.

Các hãng tên tuổi khác như là Blackerry, Google và Nokia cũng bị ảnh huởng nặng nề với con số phần trăm giá cổ phiếu sụt giảm đều ở mức 2 con số, do Quốc hội Mỹ vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết cho cuộc khủng hoảng tài chính này.

Cổ phiếu Apple từng được giao dịch với giá 200 USD vào cuối năm ngoái, nhưng đến nay chỉ sau còn 100 USD trong phiên giao dịch ngày. Đồng cảnh ngộ, cổ phiếu Google lần đầu tiên trong 2 năm qua giảm xuống mức dưới 400 USD. Tại Nasdaq, giá cổ phiếu Apple giảm 17,9% , tức 22,98 USD, xuống chỉ còn 105,26 USD. Cổ phiếu Google cũng tụt xuống chỉ còn 381 USD, mất giá 11,6% , tương đương 50,04 USD.

Scott Kessler, trưởng nhóm nghiên cứu thị trường công nghệ của S&P cho biết: "Các nhà đầu tư chuyển từ mua các cổ phiếu đang thua lỗ sang bán đi cổ phiếu đang còn được giá với hi vọng vẫn có thể kiếm được chút đỉnh". :roll:

Cổ phiếu của Microsoft giảm 8,7 % xuống còn 25,01 USD. Brad Smith, luật sư trưởng của Microsoft đã ra lời kêu gọi Quốc hội mau chóng tìm ra giải pháp nhằm "củng cố lại niềm tin và độ ổn định của thị trường chứng khoán".

Chỉ số Morgan Stanley Hi-tech của các công ty cổ phần công nghệ trọng yếu đã giảm 9.3 % và chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 9,1 %. Đây là mức giảm trong ngày thấp nhất kể từ tháng 4-2000.

Các nhà phân tích và giới đầu tư cho hay rằng những cổ phiếu chịu tác động nặng nề nhất chính là của công ty đã phát triển mạnh mẽ bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính trong lòng nước Mỹ. Và khi nền kinh tế còn tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng thì Apple và Google sẽ không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Jeffrey Lindsay, một chuyên gia phân tích cho biết " Chẳng có thay đổi nào quá lớn đối với phần lớn các hãn công nghệ này, tuy nhiên mọi người đang cố gắng chạy trốn khỏi tác động của thị trường đang suy thoái".

Ồng Lindsay cũng phát biểu thêm rằng "Nếu như một vài ngân hàng nữa phá sản, thị trường toàn cầu sẽ rơi vào tình thế khó khăn..Cho đến khi việc giải cứu thị trường vẫn chưa được thực hiện thì có vẻ những ảnh hưởng nói trên sẽ trở thành hiện thực".

Ông Lindsay không đồng tình với lý thuyết về một thị trường suy thoái, ông chỉ ra rằng với hàng tỉ USD trong tay, Google và thậm chí là Yahoo hoàn toàn có thể tiếp tục vận hành. Tuy nhiên cổ phiếu của Yahoo đã giảm 10,8 % xuống còn 16,88 USD, mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Lindsay cũng nói rằng " kẻ duy nhất sống sót qua thời kì khắc nghiệt này là những tập đoàn liên quan tới Internet".
Không phải tất cả các cổ phiếu công nghệ đều chịu ảnh hưởng nặng nề như nhau. Cổ phiếu của Tập đoàn thương mại động cơ quốc tế, chuyên làm việc với các công ty thương mại lớn và mới gia nhập thị trường quốc tế vài năm gần đây, chỉ giảm 4,2% xuống còn 114,46 USD.

Các chuyên gia cho biết tuần trước IBM đang thậm chí còn kiếm lời bằng cách đưa tên mình vào danh sách những công ty có cổ phiếu không mất giá của Uỷ ban Uỷ quyền giao dịch và bảo đảm của Mỹ. Đây chính là một chiến dịch đầu tư kiếm lời từ sự suy thoái của các cổ phiếu.

Một nhà phân tích giấu tên cho biết việc bán tháo các công ty cổ phần công nghệ sẽ ít gây ra các vấn đề về thương mại hơn là các công ty này cố duy trì kinh doanh để rồi sau đó dễ dàng bị phá sản. Vài tuần qua, các hãng quản lí tài sản đã phải mua lại vài công ty cổ phần và kinh doanh công ty cổ phần cũng là cách gây tiền mặt.

Nhà phân tích này cho hay các công ty cổ phần công nghệ này sở hữu nhiều tiền mặt. Các công ty này sẽ sống sót, vấn đề chỉ là khi nào thì các công ty này phát triển trở lại.

Theo Thu Hoài(VietNamNet/Reuters)

"Khát" chuyên gia an ninh mạng

Các giao dịch ở VN và trên thế giới hiện tại và tương lai đa số diễn ra trên mạng. Việc bảo mật thông tin thật sự vô cùng quan trọng.

Trong năm 2008, có nhiều sự kiện lớn đối với ngành an ninh mạng tại VN. Sự cố bảo mật của nhà cung cấp tên miền PA Việt Nam hay vụ website ngân hàng Techcombank bị đột nhập là những ví dụ nổi bật.

Nó cho thấy an ninh mạng đang là vấn đề nóng sốt với nhiều doanh nghiệp ứng dụng CNTT tại VN hiện nay. Nguyên nhân chính là do nguồn nhân lực chuyên gia an ninh mạng hiện vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu chuyên môn.

Chỉ tính riêng thống kê của Hiệp hội Ngân hàng và chứng khoán VN, số lượng chi nhánh ngân hàng và các công ty chứng khoán ở VN đã trên mức hàng ngàn. Hoạt động của các công ty chứng khoán và ngân hàng đều dựa trên hệ thống CNTT. Giao dịch giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với khách hàng… đều thông qua mạng Internet.

Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc một trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng, cho biết: “Lực lượng nhân sự an ninh mạng chuyên trách chống các hacker xâm nhập hệ thống ở các ngân hàng, công ty chứng khoán rất mỏng. Nhiều chi nhánh ngân hàng chỉ có bộ phận giao dịch mà không có nhân viên an ninh mạng. Việc này sẽ rất nguy hiểm vì hacker có thể xâm nhập hệ thống của các chi nhánh này, rồi từ chi nhánh này sẽ xâm nhập toàn bộ hệ thống CNTT của chính ngân hàng đó”.

Không chỉ thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn chung của đội ngũ chuyên gia an ninh mạng hiện cũng rất thấp. Theo ông Nguyễn Thanh Tú, giám đốc điều hành một công ty chuyên cung cấp các giải pháp an ninh mạng, có nhiều nguyên nhân: chất lượng đào tạo chuyên sâu về công nghệ bảo mật chưa đạt yêu cầu; môi trường ứng dụng giải pháp bảo mật tại các doanh nghiệp còn hạn chế. Cũng theo ông, vấn đề an ninh mạng của doanh nghiệp hiện nay là thiếu nhân lực chuyên môn chứ không chỉ là giải pháp. Giám đốc một doanh nghiệp thương mại điện tử chia sẻ: “Nhân lực cho vấn đề này rất khó, bởi mặt bằng năng lực của đội ngũ này hiện còn rất thấp”.

Nếu tính một phép tính đơn giản, VN có hàng ngàn chi nhánh ngân hàng, hàng ngàn cơ quan chính phủ trải đều khắp 64 tỉnh thành trong cả nước, và trên 200.000 doanh nghiệp tư nhân có ứng dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh, quản lý và sản xuất; mỗi đơn vị cần bình quân một nhân viên phục vụ việc quản trị và an ninh mạng thì số lượng nhân sự an ninh mạng cần đáp ứng ngay cho thị trường lao động VN phải tính trên chục ngàn. Số lượng này là một thách thức rất lớn cho ngành đào tạo CNTT VN thời gian tới.

Hiện nay, tại khu vực TP.HCM chỉ có vài trung tâm đào tạo chuyên gia an ninh mạng như: Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena, Trung tâm tin học ĐH Khoa học tự nhiên, Trung tâm tin học ĐH Bách khoa, Trung tâm đào tạo công nghệ Sài Gòn CTT... Riêng hệ thống các trường đại học hầu như chưa có chuyên ngành đào tạo an ninh mạng. Sinh viên tốt nghiệp chính quy chương trình đào tạo CNTT hầu như không thể đáp ứng được nhu cầu bảo mật hệ thống của một doanh nghiệp.


Theo TPO/VNECONO

Những thách thức chờ đón Google

Để đánh dấu 10 năm hoạt động, Google đang nỗ lực mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình nhằm chiếm lĩnh vị trí độc tôn trong mọi lĩnh vực. Thế nhưng, mọi chuyện không phải đều suôn sẻ và dễ dàng như họ nghĩ...

Tròn 10 tuổi, Google tiếp tục là nhà vô địch trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến bằng cách tiếp tục cải thiện công nghệ để lập chỉ mục tốt hơn các trang web, phân tích truy vấn tìm kiếm và đưa ra các kết quả phù hợp.

Phần lớn doanh nghiệp sẽ hài lòng với việc thống trị thị trường quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm có tiềm năng sinh lợi cao và phức tạp về mặt công nghệ, nhưng Google thì không.

Họ đang nỗ lực mở rộng sự thống trị của mình sang những lĩnh vực khác, trong đó đáng chú ý là phần mềm cho doanh nghiệp.

Phần mềm cho doanh nghiệp

Google có một bộ phận riêng, gọi là Enterprise, chuyên cung cấp các sản phẩm cho doanh nghiệp như thiết bị tìm kiếm Search Appliance, bộ ứng dụng cộng tác và giao tiếp Google Apps.

Dù có tham vọng không nhỏ trong lĩnh vực này, Google vẫn bị xem là “kẻ yếu thế” và phải cạnh tranh với những đối thủ sừng sỏ như Cisco, Microsoft và IBM.

Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, mà đòi hỏi một sự quyết tâm lâu dài, đầu tư lớn và phải đối mặt với không ít rủi ro. Thời gian sẽ trả lời liệu Google có khôn ngoan hay không khi đầu tư nhiều vào việc cung cấp phần mềm cho các hoạt động của doanh nghiệp, như tìm kiếm, ứng dụng văn phòng, cộng tác, lập bản đồ, giao tiếp…

Khoảng 98% doanh thu hằng năm của Google (năm nay được dự báo lần đầu tiên sẽ vượt qua cột mốc 20 tỷ USD) ước tính được thu từ lĩnh vực quảng cáo thông qua tìm kiếm tiêu dùng, khiến Enterprise vẫn còn là một bộ phận nhỏ bé, ít nhất là về mặt doanh thu. Dù vậy, Google khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và phát triển Enterprise, đồng thời phục vụ những khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các giám đốc công nghệ thông tin và kinh doanh.

Sản phẩm nổi bật nhất của Enterprise chính là Google Apps. Các phiên bản miễn phí của chương trình thu hút nhiều cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa và các học viện giáo dục. Theo Google, hơn nửa triệu tổ chức đã đăng ký sử dụng Google Apps, với tổng số người sử dụng đầu cuối là 10 triệu người.

Trong số này, hàng trăm ngàn người đang sử dụng phiên bản thu phí Premier (50 USD/người/năm). Google cũng nói rõ rằng họ cũng nhằm vào những công ty lớn. Gần đây, Google đã giới thiệu bản nâng cấp thiết bị tìm kiếm Search Appliance, trong đó cải thiện những tính năng quản lý công nghệ thông tin của sản phẩm và có thể lập chỉ mục tài liệu lớn gấp ba lần phiên bản cũ.

Nếu so với các đối thủ như Cisco, Microsoft, IBM và Salesforce.com, Google có một số bất lợi như không có nhiều khách hàng là doanh nghiệp lớn, không có nhiều kinh nghiệm trong việc “lôi cuốn” các giám đốc công nghệ thông tin và đáp ứng nhu cầu của họ.

Vì thế, vào thời điểm kỷ niệm 10 năm ngày thành lập với sự thống trị không bàn cãi trong thị trường quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm, Google cũng đối mặt với một thách thức lớn và những câu hỏi chưa có lời giải trong lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp.

“Kẻ thù” lớn nhất của Google là… Google?

Tuy nhiên, các nhà quan sát cảnh báo rằng “kẻ thù” lớn nhất của Google có thể chính là bản thân công ty này.

Thay vì chỉ tập trung vào thị trường tìm kiếm, nơi tạo ra nhiều doanh thu nhất cho Google thông qua quảng cáo, họ lại đang tham gia vào nhiều thị trường khác nhau.

Vì thế, Google phải dành nhiều nỗ lực và tài nguyên để duy trì một loạt dịch vụ không liên quan đến tìm kiếm vốn có thể khiến công ty bị sao lãng và gây ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động chính của mình. Mặt khác, dù Google vẫn thống trị thị trường tìm kiếm, không ít đối thủ vẫn đang tìm cách lật đổ họ bằng cách tạo ra những công cụ tốt hơn.

Danh sách những dịch vụ “không tìm kiếm” của Google đang ngày một dài ra, và công ty này thường tỏ dấu hiệu phải vật lộn với việc duy trì và phát triển chúng một cách thích hợp.

Chẳng hạn như trong năm nay, công ty MessageLabs cho biết những kẻ gửi thư rác đã lợi dụng dịch vụ xử lý văn bản Docs và quản lý hình ảnh Picasa Web Album của Google cho âm mưu lừa gạt người sử dụng truy cập trang web độc hại và gửi thư rác. Matt Sergeant, chuyên gia chống thư rác tại MessageLabs, nói: “Google đã tỏ ra rất chậm trong việc phản ứng với kiểu lạm dụng như thế sau khi được báo động”.

Ngoài việc đối phó với thư rác, Google mỗi ngày nhận hàng ngàn lời phàn nàn, chất vấn và yêu cầu khác nhau từ những người sử dụng một loạt sản phẩm và dịch vụ trực tuyến khác nhau, như Gmail (e-mail), Gtalk (chat), Orkut (mạng xã hội), Knol (từ điển bách khoa trực tuyến), Checkout (hệ thống thanh toán trực tuyến), Lively (thế giới ảo) và gần đây nhất là Google Chrome (trình duyệt web)…

Các chuyên gia tỏ ra ngạc nhiên trước sự mở rộng phạm vi hoạt động của Google, dù số lượng nhân viên của công ty hiện lên đến gần 20.000 người.

Nhà phân tích Rob Enderie của hãng Enderie Group nhận định: “Google đang bị phân tâm nhiều bởi số lượng dịch vụ mà họ tìm cách cung cấp đến nỗi không còn tập trung vào việc bảo đảm chất lượng của bất kỳ dịch vụ nào trong số này. Kết quả là họ đang xây dựng một nền tảng cho… thất bại. Đây là một sai lầm phổ biến : tìm cách làm quá nhiều việc cùng một lúc và lãng quên lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình”.

Tóm tắt quá trình 10 năm phát triển của Google, nhà phân tích công nghiệp Greg Sterling của Sterling Market Intelligence nhận định: “Mọi thứ Google làm không phải lúc nào cũng tốt cả. Họ không phải là không có sai lầm. Một số sản phẩm thành công, nhưng một số khác thì thất bại. Công ty đang làm nhiều thứ để phát triển nhưng nhất định đây không phải là một Google của hai năm trước. Google đang trở thành một thực thể lớn nhưng cũng quan liêu hơn”.

Vì thế, vẫn còn phải chờ xem liệu Google có còn thống trị lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến trong lúc vẫn duy trì được những dự án phụ của họ sau 10 năm nữa hay không.

Theo TBKTSG/IDG News Service

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References