Để trở thành bếp trưởng, cần có những kỹ năng nào?

- Kỹ năngsáng tạo: Không nhất thiết phải tuân thủ các công thức. Điều này thì dùcó kinh nghiệm và bằng cấp cũng không thể làm được.
- Kỹ năng quản lý: Chịu trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ đầu bếp.
- Kỹ năng cá nhân: Khả năng tuyển dụng và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.

- Kỹ năng tổ chức: Lập các bảng phân công nhiệm vụ, giao hàng và lưu trữ thực phẩm.
- Kỹ năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch thực đơn và đảm bảo các món ăn thích hợp cho mọi thời điểm.
- Kỹ năng tài chính: Có thể thương lượng giá cả và quản lý ngân sách.

N.Lan st

Nghề nấu bếp: Việc nhiều, ổn định, thu nhập ổn định

Du lịch và nhu cầu phát triển của cuộc sống trong những năm gần đây đã mở ra cơ hội rất lớn cho nghề nấu ăn, phục vụ nhà hàng, đưa nó trở thành một nghề khá "hot".

Bằng cấp có quan trọng?

Trên thực tế, có rất nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề không phải vì bằng cấp mà chỉ từ cơ duyên, ý chí phấn đấu không ngừng và bằng trái tim đầy đam mê với nghề. Những người này thường bắt đầu bằng công việc phụ bếp (nhặt rau, rửa bát, phụ việc...) trong nhà hàng, chăm chỉ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Cơ hội sẽ thực sự đến với những người cầu tiến. Tuy nhiên, với nhu cầu "nóng", cần những người thích ứng ngay với công việc như hiện nay thì nếu được đào tạo bài bản qua các trường lớp dạy nấu ăn sẽ là ưu thế, giúp bạn nhanh chóng có các vị trí.

Để có được đầu bếp thạo việc, các khách sạn, nhà hàng lớn vẫn chấp nhận tuyển dụng sau đó đào tạo thêm. Theo kinh nghiệm của Đỗ Công Nguyên - nhân viên bếp khách sạn Hilton Hà Nội: Yêu cầu đầu tiên là phải biết nghề, thêm nữa là vốn ngoại ngữ. Đây vừa là điều kiện vừa là lợi thế giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc ưng ý.

Nhu cầu tăng mạnh

Nhu cầu tuyển dụng vị trí làm bếp và phục vụ khách sạn, nhà hàng ngày càng tăng. Theo thầy Trịnh Cao Khải - Trưởng khoa Quản trị - Chế biến món ăn (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội), hiện mỗi năm trường đào tạo khoảng 2.000 học sinh cả 3 hệ, trong đó hệ trung cấp nghề khoảng 1.000 học viên, hệ trung học chuyên nghiệp khoảng 600-700, hệ cao đẳng là 100 và lớp sơ cấp nghề khoảng 200.

Ngoài cao đẳng du lịch, Hà Nội có rất nhiều cơ sở đào tạo nghề nhưng với nhiều mô hình kinh doanh đua nhau mở rộng và hình thành nên học viên ra trường rất dễ có cơ hội tìm kiếm việc làm. Cũng theo thầy Khải, nghề này có tính ổn định, tuổi thọ cao, càng làm việc nhiều thì giá trị nghề nghiệp càng cao và so với nhiều ngành nghề khác, mức thu nhập cũng cao hơn bởi hầu hết đã được bao ăn uống tại nhà hàng.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện phòng nhân sự một số khách sạn, nhà hàng lớn ở Hà Nội cho biết: Luôn có nhu cầu tuyển nhân viên bếp kể cả lao động có tay nghề, bằng cấp, sau đó sẽ đào tạo thêm. Do đó cơ hội cho những người theo học nghề này rất lớn. Ngoài ra, hiện nhu cầu về XKLĐ ngành nghề này cũng đang có xu hướng tăng, nhất là từ một số nước Trung Đông và rất nhiều kiều bào ta ở nước ngoài mở nhà hàng, khách sạn có nhu cầu thuê người Việt sang làm việc.

Nhà tuyển dụng cần gì?

Ông Phạm Hữu Thanh - Giám đốc nhân sự khách sạn Melia Hà Nội cho biết: "Trừ những vị trí quan trọng, những bạn đã học qua trường nghề chúng tôi đều tuyển không quá khắt khe. Có chuyên môn về bếp và vốn ngoại ngữ giao tiếp chuyên ngành là yêu cầu tối thiểu. Qua một năm làm phụ bếp, nếu chăm chỉ học tập, thực hành để chứng tỏ tay nghề, các bạn sẽ được lên làm chính".

Bà Nguyễn Thị Bích - Bếp phó nhà hàng Bobby Chinn (số 1 Bà Triệu, Hà Nội) chuyên phục vụ khách du lịch nước ngoài và khách của các khách sạn lớn - nhận định: Đây là một trong những ngành SV học xong dễ và nhanh kiếm được việc làm nhất. Điểm yếu nhất của các bạn theo nghề này là vốn tiếng Anh còn hạn chế mà thường những nhà hàng Âu thì yêu cầu rất cao về điểm này. Vi vậy, bên cạnh học nghề, các bạn trẻ cần chú trọng việc trau dồi vốn kiến thức ngoại ngữ.

Theo LAN NGỌC - Lao động

Chọn nghề qua tính cách

Mỗi công việc đều đòi hỏi một tính cách phù hợp. Người có tính cách này khi làm việc này thì là điểm mạnh, nhưng nếu làm một việc khác thì đó lại là điểm yếu. Chẳng hạn, người ít nói, sống nội tâm không làm tốt ở công việc đòi hỏi phải xuất hiện thường xuyên trước ban lãnh đạo hay phải phát biểu ở một hội trường đầy nhóc người.

Sau đây là những tính cách phổ biến và công việc tiêu biểu thích hợp theo nghiên cứu của các tổ chức về lao động để các bạn tham khảo:

- Có tính logic, óc tổ chức, thực tế: nên làm nghề quản lý, kế toán, thợ điện, người viết chương trình máy tính.
- Nhạy cảm, khéo tay: nên chọn nghề luật sư, mục sư, y tá hay giáo viên.
- Nhiệt tình, thẳng thắn, tham vọng: nên chọn làm ở đài truyền hình, đài phát thanh hay quảng cáo.
- Lạc quan, tò mò, đầy nhiệt huyết: cần một nghề năng nổ để giữ cho bạn sự thích thú, như hướng dẫn viên du lịch, hay bán hàng.
- Rõ ràng, tỉ mỉ, ngăn nắp: thích hợp với việc nghiên cứu, phân tích hay điều tra nghiên cứu.
- Thích có nhiều quan hệ, độc lập, thích dẫn đầu: nên chọn công việc hướng đến vị trí có nhiều quyền lực như giám đốc điều hành, chủ bút báo hay viên chức chính phủ.
- Giàu tưởng tượng, gây ấn tượng sâu sắc, hay triết lý: những công việc như triết học, sân khấu, họa sĩ hoặc nghề có liên quan đến âm nhạc có thể là sở thích của bạn.
- Hay khuyến khích người khác, nhân hậu, thích cải cách: phù hợp với việc như công tác xã hội, từ thiện.
- Sáng tạo, không thích ép buộc, sâu sắc: thích hợp với nghề tạo hình nghệ thuật, nhiếp ảnh hoặc làm đầu bếp.

Trong khi thực tế có những tính cách phức tạp khác cũng như tính cách luôn được ưa chuộng, chẳng hạn tính siêng năng chịu khó luôn được người sử dụng lao động muốn thuê và bản thân người lao động đó cũng dễ có nhiều cơ hội thành công.

Nguồn: Thanh Niên

9 sai lầm khi lựa chọn nghề nghiệp

Mình sẽ học gì và làm gì? Liệu mình có nên học ngành mình thích hay học những ngành đảm bảo “an toàn” về thu nhập và vị trí xã hội cho tương lai? Mình có nên liều lĩnh thứ sức và khám phá với một nghề mới hay chỉ nên yên tâm với một công việc quen thuộc?... Câu chuyện hướng nghiệp đối với các thí sinh đang trong giờ phút quyết định hiện nay luôn phức tạp và chứa đựng rất nhiều băn khoăn, trăn trở, thậm chí cả day dứt. Và các chuyên gia tư vấn đã đưa ra những cảnh báo và khuyến cáo các bạn trẻ không nên.

1. Chọn nghề theo kiểu may rủi, phong trào

Đây là một đặc trưng tâm lí của rất nhiều thí sinh thi đại học. Nguyên nhân cũng là do gia đình không quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con em mình tìm hiểu những nghề nghiệp trước, đến lúc phải nộp hồ sơ thì tặc lưỡi chọn đại một ngành nào đấy có vẻ “đường được”. Cũng có khi gia đình và thí sinh chọn một ngành nào đó vì thấy nhiều bạn bè cùng chọn ngành đó. Kiểu chọn nghề như vậy rất sai lầm vì không dựa trên những thông tin cụ thể về ngành nghề và năng lực của bản thân.

2. Nghĩ rằng chỉ có nghề được đào tạo đại học mới có giá trị và địa vị xã hội

Điều này liên quan đến một “hội chứng tâm lí” mà rất nhiều người mắc phải khi quan niệm những ngành nghề được đào tạo từ đại học là nhàn nhã, kiếm được nhiều tiền và được xã hội coi trọng. Đó cũng là tâm lí trọng bằng cấp vốn bắt nguồn từ xã hội phong kiến ngày xưa. Nhưng hiện nay, xã hội đã có những đối xử công bằng với những người giỏi nghề chứ không giỏi vì bằng cấp. Vì thế quan niệm của ông cha ta về “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” cho đến giờ vẫn rất đúng. Cho nên lời khuyên của nhiều nhà tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là hãy chọn nghề mình thích chứ đứng chọn loại bằng cấp đào tạo. Nếu chưa đủ điều kiện học nghề mình thích ở bậc đào tạo đại học thì hãy học ở các cấp bậc đào tạo khác. Và hãy nhớ là thời nào cũng vậy, xã hội luôn đánh giá cao những người có thực tài, có kĩ năng nghề nghiệp tốt và một thái độ làm việc chăm chỉ, cầu thị chứ không đơn thuần là nhìn vào bằng cấp mà bạn có.

3. Dựa dẫm vào lời khuyên của người khác

Điều này xảy ra với những bạn không có chính kiến riêng cho bản thân, tức là cũng không hiểu mình muốn gì và cần gì ở nghề nghiệp tương lai. Nhiều gia đình coi việc chọn ngành học cho con là việc của bố mẹ chứ không phải là mong muốn của con cái vì cho rằng con mình chưa đủ lớn khôn để quyết định điều đó. Do đó, bạn sẽ gặp thất vọng lớn khi phát hiện ra là mình chẳng hề thích hợp với nghề nghiệp mà gia đình hoặc người khác chọn cho.

4. Chọn nghề mà không hiểu hết những thuận lợi và khó khăn của nghề

Nhiều người thích làm bác sĩ mà không cần biết để trở thành bác sĩ phải có những tố chất gì, liệu mình có đủ sức khoẻ và chịu đựng được những áp lực công việc thường nhật của nghề này hay không. Hay bạn muốn trở thành thư kí giám đốc hoặc nhân viên văn phòng nhưng lại không có đầu óc tổ chức, quản lí công việc. Bạn thích làm hướng dẫn viên du lịch nhưng khả năng diễn đạt không tốt và sức khoẻ không đủ bền bỉ để phục vụ những chuyến đi xa. Hãy tiếp cận và tìm hiểu nghề nghiệp mà mình thích ở góc độ thực tiễn của nghề để xem xét xem mình có thể thích ứng với cả những thuận lợi và khó khăn của nó hay không.

5. Đồng nhất thành tích cao về một vài môn học văn hoá với thành công trong lĩnh vực nghề nghiệp ấy

Bạn có thể học tốt môn Vật lí ở bậc trung học nhưng chưa chắc bạn đã trở thành một nhà nghiên cứu vật lí giỏi. Hay bạn giỏi ngoại ngữ nhưng chưa đủ để kết luận là bạn có thể thành một nhà ngoại giao cừ. Hay bạn chỉ viết văn tốt thôi không có nghĩa là bạn đã đủ điều kiện để trở thành nhà báo. Nói chung thành tích tốt ở một vài môn học văn hoá chỉ là một yếu tố tham khảo để bạn chọn khối thi và ngành nghề chứ không quyết định tất cả.

6. Thiếu tự tin hoặc quá tự tin vào bản thân một cách thái quá khi chọn nghề

Đây là lỗi của những người không biết tự đánh giá đúng năng lực bản thân với nghề nghiệp mình chọn. Tức là họ không có thông tin tham khảo chính xác về nghề nghiệp, do đó có những ngộ nhận sai lầm về khả năng đáp ứng của bản thân (về cả năng lực học tập, sức khoẻ, tâm lí, sở trưởng...) cho ngành nghề đã chọn. Có người rất thích nghề này nhưng không dám chọn lựa vì sợ không đủ sức, có bạn lại nghĩ mình hoàn toàn có thể khắc phục được những nhược điểm cố hữu để theo nghề mình muốn nhưng thực tế không dễ dàng như vậy. Do đó “biết mình biết ta” vẫn là một lời khuyên chí lí cho các bạn trẻ khi chọn nghề.

7. Chọn nghề chỉ căn cứ vào lực học mà không tính những khả năng, năng khiếu, thiên hướng của mình

Như một ngầm định, học sinh những trường trung học có tiếng của Hà Nội thường rủ nhau đăng kí những trường top như Ngoại thương, Quan hệ Quốc tế, Kinh tế, Sư phạm, Bách khoa, Y... Những học sinh ở các trường ít nổi tiếng hơn thì lựa chọn những trường “bậc 2” như Xây dựng, Giao thông... Thật ra học lực cũng là một tiêu chí rất quan trọng để tính đến việc bạn sẽ thi vào đâu. Nhưng có một thực tế là không ít các bạn trẻ dù thi đỗ và theo học những ngành mà điểm đầu vào rất cao nhưng cũng không thể phát huy được hết năng lực học tập của mình ở môi trường học tập ấy vì không có năng khiếu phù hợp.

8. Chọn nghề theo dư luận đồn thổi

Điều này rất phổ biến đối với những đối tượng thí sinh “mù” thông tin và dễ bị thuyết phục bởi dư luận, mà dư luận ở đây đôi khi chỉ là ông cậu, bà cô, chú, dì... , thậm chí chỉ là... bà hàng xóm. Tất nhiên là các đồn thổi thường chỉ dưới dạng: “.. Nghe nói học Công nghệ thông tin ra dễ xin việc lắm...”, hay “Học ngoại ngữ ra đi làm cho Tây thì lương bằng gấp mấy Nhà nước...”, “Làm giáo viên đi dậy cho nó nhàn nhã...”. Tất nhiên là bạn chỉ nên nghe dư luận ở một mức độ nào đó mà thôi.

9. Chọn nghề vì sự hào nhoáng bên ngoài của nghề

Bạn thấy các MC, phóng viên, biên tập viên truyền hình thật rực rỡ và nổi tiếng, bạn quyết định sẽ học ngành báo hình? Bạn thấy các luật sư trong các bộ phim thật chững chạc và sắc bén, bạn cũng muốn mình sẽ trở thành luật sư? Bạn thấy các doanh nhân thành đạt lúc nào cũng ăn mặc đẹp, đi xe đẹp và sử dụng những đồ sang trọng đắt tiền, bạn ước ao sau này sẽ làm kinh doanh? Và vô số nghề nghiệp khác mà thoạt nhìn bề ngoài thật hẫp dẫn, đáng mơ ước. Nhưng thật ra cuộc sống rất công bằng, không ai dễ dàng có thành công mà lại không phải lao động cật lực. Hơn nữa, có những nghề mà dù bạn thích nhưng không hẳn bạn sẽ làm tốt vì thiếu các tố chất cần thiết. Cho nên chớ chỉ nhìn vào sức hấp dẫn bên ngoài của nghề nghiệp mà cho rằng đó là nghề đáng mơ ước và mình sẽ thành công với nghề nghiệp đó.


Thanh Hà

Nguồn website Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội)

Đừng để thí điểm mãi là... thí điểm!

TT - Mô hình THPT kỹ thuật mới được Bộ GD - ĐT chọn thí điểm tại một số địa phương. Đến nay, chương trình có nhiều thành công đáng ghi nhận nhưng cũng không ít điều cần tính toán lại. Đây là mô hình kết hợp vừa dạy phổ thông với dạy kỹ thuật nghề.

Loại hình trường này có vị trí tồn tại song song với loại hình THPT phân ban. Học sinh tốt nghiệp THCS được phân luồng lên THPT phân ban, THPT kỹ thuật hoặc đi vào các trường trung cấp hay dạy nghề. Hướng đi tiếp theo của trường THPT kỹ thuật là có thể học lên các trường ĐH, CĐ kỹ thuật cùng với nghề mà học sinh đã học hoặc thi vào các trường ĐH, CĐ khác.

Trong dự án thí điểm mô hình này có xác định: về tính chất, loại trường này được xác định là phổ thông, cơ bản, kỹ thuật và chuẩn bị nghề. Về mục tiêu, loại trường này cũng được dự án nêu rõ: nhằm giáo dục cho học sinh vừa có trình độ kiến thức THPT để có thể học ĐH hoặc cao hơn nữa, vừa có trình độ kỹ năng nghề nghiệp cơ bản để đi vào các ngành nghề trong cuộc sống lao động, góp phần phân luồng học sinh sau THCS.

Do đó, nếu xây dựng thành công mô hình này sẽ là điều kiện tốt để phát triển nguồn lực có tay nghề cho địa phương trong tương lai. Thực tế trong ba năm học vừa qua, trường THPT kỹ thuật đã góp phần rất lớn trong việc phân luồng học sinh lớp 9 sau khi tốt nghiệp THCS và định hướng nghề cho học sinh trong tương lai ở một số địa phương.

Tuy nhiên, nhiều trường thí điểm mô hình này lại bị chắp vá không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, Trường THPT kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng (TP Cần Thơ) do thiếu giáo viên dạy kỹ thuật phải tạm thời đưa giáo viên dạy văn hóa gần với các môn nghề đi tập huấn dạy nghề về dạy cho học sinh.

Từ năm học 2005-2006 bắt đầu thí điểm đến nay, Trường THPT kỹ thuật Trần Ngọc Hoằng chỉ nhận được một giáo viên môn kỹ thuật nghề điện tử dân dụng. Mặt khác, về cơ sở vật chất, một số trường chưa có cơ sở riêng đúng quy cách. Trong hai trường THPT kỹ thuật thí điểm ở miền Nam thì Đồng Tháp đã xây xong, còn Cần Thơ phải nhập chung với trường THCS. Một số trường vẫn còn thiếu phòng để dạy thực hành các môn kỹ thuật nghề riêng biệt, cũng chưa có vườn trường, xưởng trường... nên các tiết thực hành chưa được dạy chính quy.

Một điểm đáng lưu ý nữa là các trường đã nhận được văn bản quy định về văn bằng nghề nhưng chỉ là chứng nhận hoàn thành chương trình nghề phổ thông kỹ thuật, tương đương với chứng nhận nghề phổ thông. Học ba năm liên tục với rất nhiều tiết lý thuyết và thực hành nhưng chỉ có giá trị cộng điểm thêm cho thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, hầu hết mục tiêu đào tạo của các trường vẫn là đảm bảo chuẩn kiến thức cơ bản để các em thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ. Trong thời gian tới, nếu không được quan tâm đúng mức, khắc phục những hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất cũng như đầu ra thì việc thí điểm THPT kỹ thuật sẽ chỉ nhận được kết quả là một sự lãng phí lớn.

                                                                                                                                                                            ĐĂNG AN

                                                                                                                                                     Nguồn Tuổi Trẻ Online

Robin Li, người đánh bại Google

Mới ra đời năm 1999, nhưng Baidu đã trở thành công cụ tìm kiếm số một tại thị trường Trung Quốc, vượt qua Google và Yahoo. Công ty này đứng thứ tư toàn cầu về số lượt truy cập. Vậy thành công đã đến với Robin Li, người sáng lập ra nó, như thế nào?

Phân loại thông tin

Robin Li sinh năm 1968 ở một thành phố nghèo cách Bắc Kinh hơn 300 km về phía tây nam. Tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh năm 1991, anh được Suny Buffalo trao học bổng tiến sĩ ở Mỹ.

Thấy học vấn chưa phải là vấn đề quan trọng nhất, Li quyết định chỉ học hết bằng thạc sĩ năm 1994 và đầu quân cho chi nhánh của Dow Jones & Company ở New Jersey. Anh làm việc trong nhóm phát triển chương trình phần mềm cho tờ Wall Street Journal. Trong thời gian này, anh dành nhiều thời gian giải quyết vấn đề cơ bản nhất của Internet: phân loại thông tin.

Năm 1996, kỹ sư trẻ này đạt được bước đột phá khi phát triển thành công cơ chế tìm kiếm “phân tích kết nối”, đánh giá mức độ phổ biến của trong web dựa trên số trang web kết nối tới đó. “Tôi rất vui”, Li nhớ lại. “Tôi nói với sếp nhưng ông không quan tâm”.

Sau phần trình bày của Li tại một hội thảo ở Thung lũng Silicon về phần mềm này, Trưởng nhóm công nghệ Infoseek William I. Chang quyết định tuyển anh vào vị trí giám sát phát triển công cụ tìm kiếm Infoseek. “Có lẽ Robin là người thông minh nhất mà tôi từng biết”, Chang nhận xét. “Những phần mềm tìm kiếm của anh xếp hạng vàng”. Tuy nhiên, sau đó, Infoseek tập trung vào nội dung thay vì tìm kiếm.

Chán nản, Li quyết định thành lập công ty Baidu với người bạn Eric Xu ở Bắc Kinh. Họ được 2 quỹ đầu tư tài chính Integrity Partners và Peninsula Capital đầu tư 1,2 triệu USD. 9 tháng sau, Draper Fisher Jurvetson và IDG Technology Venture đổ thêm 10 triệu USD nữa.

Baidu bắt đầu cung cấp dịch vụ tìm kiếm cho các cổng thông tin Trung Quốc rồi sau đó mới phát triển công cụ tìm kiếm riêng. “Chúng tôi hoài nghi khả năng kinh doanh từ tìm kiếm”, Scott Walchek, thuộc Integrity Partners và thành viên ban quản trị Baidu, nhớ lại. “Nhưng chúng tôi không thông minh bằng Robin. Robin nói anh ấy có cơ hội có một không hai xây dựng thương hiệu tìm kiếm. Và anh ấy đã đúng”.

Thực ra, Li đã thấy tiềm năng kiếm tiền sau thành công của công ty Overture ở Pasadena, California khi bán chỗ quảng cáo lúc kết quả tìm kiếm hiển thị.

Khám phá sở thích của giới trẻ = thành công

Tháng 9/2001, trang web của Baidu bắt đầu hoạt động. Baidu kiếm tiền bằng cách bán chỗ quảng cáo và khách hàng trả tiền theo số lần click chuột của người sử dụng. Số lượt truy cập tăng mạnh và doanh nghiệp bắt đầu có lãi từ năm 2004. Trang web của Baidu thu hút hàng triệu người vào tải nhạc, lập blog và tìm ảnh người đẹp...

Lý giải điều này, giới phân tích cho rằng đối tượng khách hàng của Baidu hoàn toàn khác với phương tây vì người Trung Quốc thích giải trí hơn tin tức, đọc sách hay thuê xe nhiều. “70% số người sử dụng Internet ở Trung Quốc chưa đến 30”, Richard Ji, nhà phân tích của Morgan Stanley, nhận định. “Hầu hết chưa có gia đình và muốn giải trí”.

Theo các nhà phân tích, tại thị trường Trung Quốc, cho đến nay chưa công ty nào phát triển nhanh như Baidu. Hiện nay hãng chiến 62% về thị phần tìm kiếm, nhiều hơn gấp đôi so với Google.

Tuy nhiên, Baidu đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Cổ phiếu của hãng quá cao so với giá trị thực và ban quản lý phải tìm mọi cách để có tăng trưởng. Trong khi nhà đầu tư Google chi 60 USD để lấy 1 USD lợi nhuận chứng khoán, thì nhà đầu tư Baidu phải trả đến 190 USD cho 1 USD lợi nhuận.

Baidu còn bị kiện vi phạm luật bản quyền âm nhạc vì cấp đường link tới trang web nhạc. Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục làm như vậy và cho rằng không có chuyện họ phải chịu trách nhiệm chỉ vì giới thiệu địa chỉ site khác.

Trong khi đó, một bệnh viện tại Bắc Kinh khẳng định nhân viên Baidu cố tình click vào quảng cáo của bệnh viện để khách hàng phải trả nhiều phí hơn. Đại diện nhà cung cấp dịch vụ khẳng định sẽ theo dõi có gian lận không.

Google thì tuyên bố chi hàng trăm triệu USD để cạnh tranh với Baidu tại thị trường đông dân nhất thế giới. Yahoo sáp nhập với Alibaba.com của Trung Quốc. Tuy nhiên, doanh nhân Đại lục không ngại đối thủ từ Mỹ. Năm 2003, eBay mua lại công ty đấu giá lớn nhất nước này rồi để mất thị phần. Năm 2004, tình trạng tương tự xảy ra với Amazon sau khi mua trang web mua sắm lớn nhất Trung Quốc. Giới phân tích nhận định mọi chuyện không dễ dàng với Google.

“Các doanh nghiệp Internet Mỹ chiếm ưu thế ở Mỹ và châu Âu”, Brueschke nói. “Nhưng họ đến Trung Quốc rồi thất bại. Liệu Google có tạo ra điều gì khác biệt không?”. Về phần mình, Robin Li vẫn không hề lo lắng. “Số lượt truy cập trang web của chúng tôi vẫn tăng”, anh nói đầy tự tin. “Chúng tôi giờ là website số 1 ở Trung Quốc”.

Theo Tuổi Trẻ

Giá trị của tấm bằng đại học Việt Nam

Trong xu hướng xã hội hóa giáo dục, số lượng các trường đại học ở Việt Nam ngày càng gia tăng: trường công lập, trường dân lập, trường theo mô hình liên kết đào tạo… hình thức đào tạo cũng ngày càng phong phú: chính quy, tại chức, đào tạo từ xa…

Nếu nhìn nhận bản chất vấn đề, người học đại học là học nghề, nhưng là nghề đòi hỏi chất xám, trình độ…, thì những trường dạy nghề “chất lượng cao” này, họ làm được những gì và có thực hiện đúng cam kết đối với người học?

Vòng tròn khuyết hay sự “vi phạm hợp đồng”?

Chu trình đào tạo của một trường đại học ở Việt Nam hiện nay, tùy theo từng ngành học, thời gian đào tạo có sự khác nhau, nhưng tối thiểu là 4 năm cho một ngành học (đối với các ngành thuộc khối xã hội). Một số ngành học khác kéo dài vượt quá con số 4 năm (các trường khối ngành kỹ thuật, ngành y...). Trong 4 năm đó, việc đảm bảo khối lượng sinh viên theo học của các trường được sắp xếp theo kiểu luân chuyển: khóa học này ra trường sẽ được thay thế bằng khóa học mới theo hình thức thi tuyển như đã nói ở trên.

Vậy, có thể nói, công việc, đồng thời cũng là nhiệm vụ chính của trường, là tuyển sinh sinh viên mới – cấp bằng cho ra trường lứa sinh viên đã hoàn thành chương trình học. Nó được mặc định, dù không trên văn bản chính thức: nhiệm vụ của trường chỉ là đào tạo.

Những vấn đề phát sinh sau khi sinh viên tốt nghiệp, trường không hề “liên quan”. Quyền lợi và nghĩa vụ của người học đối với ngôi trường mà mình đã gửi gắm trong suốt quá trình theo học, chấm dứt khi họ cầm tấm bằng, nhận toàn bộ giấy tờ, hồ sơ… (những giấy tờ, hồ sơ này của sinh viên được nộp cho trường vào thời gian nhập học) được trao trả nguyên vẹn. Khi đó là “đường ai nấy đi”!

Vấn đề quan trọng nhất, người học có khả năng và cơ hội đối với việc tìm kiếm một vị trí công việc như thế nào, không có trường đại học nào ghi trong tiêu chí. Có thể họ tìm kiếm được một công việc tốt, đúng chuyên ngành học. Có thể họ tìm được một công việc hoàn toàn không liên quan gì đến ngành học mà họ theo học. Và có thể, họ thất nghiệp.

Cho đến nay, chưa có trường đại học nào ở Việt Nam có sự thống kê, các sinh viên đã tốt nghiệp trường mình, bao nhiêu % tìm được công việc ngay trong năm đó? bao nhiêu % sinh viên làm đúng công việc, bao nhiêu % sinh viên làm trái ngành, trái nghề? Và bao nhiêu % sinh viên thất nghiệp? Nói vô trách nhiệm không hoàn toàn sai. Nói, đó không thuộc nghĩa vụ của trường cũng không hoàn toàn đúng! Trên thực tế, việc kiểm soát, thống kê này có ý nghĩa quan trọng và không hề khó khăn chút nào.

Người ta hoàn toàn có được những con số trên bằng việc quy định: những ai tìm được công việc sẽ quay trở lại nhận hồ sơ, giấy tờ mà trường lưu giữ (không bao gồm bằng tốt nghiệp, vì bằng tốt nghiệp là “giấy thông hành” thiết yếu cho một người đi tìm việc thay vì trả chúng cho sinh viên cùng lúc khi họ nhận bằng tốt nghiệp).

Bằng cách đó, trường sẽ có được những căn cứ để đưa ra số lượng tuyển sinh cho khóa học mới, điều chỉnh lại chương trình đào tạo để phù hợp với những tiêu chí công việc và số lượng công việc mà xã hội đưa ra để tuyển dụng nhân lực. Và quan trọng nhất, đó là “trách nhiệm” của trường đối với chính sinh viên của mình!

Việc làm này sẽ tăng thêm niềm tin, uy tín của trường đối với xã hội. Người học, trước khi vào trường, có một cái nhìn thực tế về ngành học của mình. Trên cơ sở đó, họ sẽ tự điều chỉnh để tránh cho mình những chi phí cơ hội không đáng có!

Trong những năm gần đây, sự gia tăng về số lượng các trường đào tạo nghề, trường đại học sự phong phú về các loại hình đào tạo (từ xa, chính quy, liên kết, tại chức, ngắn hạn, văn bằng 2…) đã mở ra nhiều cơ hội cho người học. Điều này đã nâng lên đáng kể trình độ dân trí và trình độ nghề nghiệp của lao động trong nước. Tuy nhiên, nó không hề làm giảm đi phần nào tình trạng thất nghiệp, một vấn đề xã hội luôn bức xúc và khó có thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Bức tranh bất hợp lý về sự phân bố nguồn nhân lực theo ngành, theo vùng không hề được vẽ lại. Trái lại, nó còn thêm phức tạp và gia tăng mức độ mất cân đối trầm trọng này.

Bằng đại học: điều kiện cần và đủ để tìm được việc làm?

Câu trả lời là: KHÔNG!

Hãy căn cứ trên nhu cầu tuyển nhân sự của một nhà tuyển dụng: tốt nghiệp đại học, chuyên ngành…, bằng tiếng Anh, trình độ vi tính… Để có đủ những yêu cầu này, người học cần có sự khôn ngoan và năng động. 4 năm học tại trường, họ chỉ có bằng tấm đại học. Những yêu cầu khác (bằng vi tính B, bằng ngoại ngữ Anh, Pháp… trình độ A, B, C…), không trường đại học nào cấp kèm theo. Để có được chúng, người học “thân ai nấy lo”.

Có thể, họ tranh thủ học thêm vào thời gian gần tốt nghiệp. Có thể, họ đi mua bằng, chứng chỉ giả… Vô hình trung, yêu cầu của nhà tuyển dụng, sự lỏng lẻo của không ít trường đại học, đã tạo kẽ hở để phát sinh những tiêu cực trong xã hội! Nếu các trường có trách nhiệm với sinh viên, họ hoàn toàn có đủ thẩm quyền và uy tín để cấp cho sinh viên những “chứng chỉ phụ” ấy. Năm nào công luận cũng lên tiếng về những trung tâm, cá nhân làm chứng chỉ giả. Nhưng kêu rồi để đấy. Tình trạng không hề thay đổi, khi mức “cầu” luôn gia tăng và nguồn “cung” lại bó hẹp!

Ngay cả những người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá giỏi, có đầy đủ những “chứng chỉ phụ”, họ cũng không dễ dàng tìm được công việc như mong muốn!

Lý do: họ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng: có kinh nghiệm.

Và, ngành học của họ, xã hội không có nhu cầu!

Những người rơi vào tình trạng này, họ ở vào trạng thái “tiễn thoái lưỡng nan”. Nếu đi học một nghề mới, họ sẽ bắt đầu lại từ con số 0. Giải pháp mà nhiều người tìm đến, đó là học văn bằng 2 hoặc làm những công việc trái ngành, trái nghề. Kiến thức 4 năm học trong trường, không giúp ích nhiều cho họ!

Phạm Thị Định (sinh năm 1982, quê Thái Bình) – tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội năm 2005. Định là một sinh viên xuất sắc trong khoa. Em có rất nhiều dự định, hoài bão sau khi ra trường. Thế nhưng, khi cầm tấm bằng đại học loại giỏi trong tay, Định vẫn thất nghiệp. Lý do: Định học chuyên ngành tiếng Nga.

Thời gian em tốt nghiệp, nhu cầu sử dụng tiếng Nga trong nước không nhiều, thậm chí rất hiếm hoi. Cơ hội tìm công việc của Định, do đó, cũng hẹp lại. Đa số các bạn cùng khóa của Định đều phải đăng ký học thêm văn bằng 2 của một ngành học khác. Họ hy vọng, với văn bằng 2 của ngoại ngữ mới (tiếng Anh, Pháp, Hoa…), họ sẽ dễ dàng tìm được một công việc cho mình. Tuy nhiên, khoa tiếng Nga của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vẫn liên tục tuyển sinh. Và, tiếp tục cho ra trường những sinh viên nhìn thấy trước khả năng thất nghiệp của mình!

Đó là một trong nhiều ví dụ về sự bất hợp lý giữa việc tuyển dụng đào tạo với nhu cầu về số lượng công việc của xã hội. Vô hình trung, các trường đào tạo đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nhiều sinh viên khi được hỏi: sau này tốt nghiệp ngành học của mình, bạn sẽ làm gì? Họ không có được câu trả lời. Đó là thực trạng của những sinh viên theo học các ngành học như: Việt Nam học, bảo tàng… Những ngành học thực sự “mập mờ” về công việc cụ thể hay cơ hội tìm việc hết sức khó khăn!

Câu chuyện con gà và quả trứng!

Trở lại vấn đề về hình thức thi tuyển đầu vào của các trường đại học Việt Nam hiện nay. Mỗi năm, hội đồng tuyển sinh của các trường đều đưa ra các con số về “tỷ lệ chọi”, nghĩa là một thí sinh phải cạnh tranh với bao nhiều người dự thi để giành một chiếc ghế trên giảng đường. Con số này, tất nhiên, không hoàn toàn chính xác. Bởi vì, bên cạnh nó vẫn tồn tại các khái niệm khác: “tỷ lệ chọi ảo”, “thí sinh chọi ảo”… Mục đích của việc công bố con số đó là gì?

Nó tạo ra 2 “hiệu ứng”: Thứ nhất, đó là sự chênh lệch về lượng thí sinh tham dự giữa các trường. Bên cạnh những trường có “tỷ lệ chọi” trên dưới 100 (100 người thi lấy 1 người trúng), có trường là 1/180, trong khi đó cũng có những trường 1/6, 1/7 (tỷ lệ chọi dưới 2 con số). Điều này cho thấy, “chất lượng” và độ “hot”, khả năng hấp dẫn thí sinh của các trường đại học khác nhau. Đương nhiên, điểm sàn giữa các trường cũng khác nhau. Bên cạnh những trường điểm đầu vào cao (trung bình 8-9 điểm/ môn) vẫn có những trường điểm đầu vào dưới 20 điểm/3 môn thi. Kẻ cười, người khóc cũng bắt đầu từ việc nộp hồ sơ dự thi! Vì khi đó, chưa có con số về “tỷ lệ chọi”. Sự “may rủi” khi đặt bút đăng ký mã trường, mã ngành thi, nhiều khi mang lại niềm hạnh phúc không ngờ cho nhiều thí sinh “đăng ký liều!”.

Hiệu ứng thứ 2, đó là sự mất cân đối về chất lượng đầu vào của thí sinh. Thông thường, những trường lấy điểm sàn cao, những thí sinh có học lực khá trở lên mới dám đăng ký. Những thí sinh học lực yếu hơn đăng ký những trường tỷ lệ chọi thấp, điểm đầu vào không cao. Sẽ có rất nhiều thí sinh có năng lực bị trượt ở vòng thi thứ nhất. Số thí sinh này sẽ “tồn” lại vào mùa thi năm sau. Trong khi đó, những thí sinh trung bình, vẫn có suất ghế trên giảng đường đại học sớm hơn những người “kém may mắn” hơn mình! Đó có phải là sự bất bình đẳng?

Theo đó, chất lượng đào tạo cử nhân, kỹ sư trên bình diện chung, sẽ có sự mất cân đối giữa các trường. Điều này liên quan tới chất lượng, trình độ, năng lực của nguồn nhân lực tương lai 4 năm sau đó!

Thấy gì từ chương trình học đại học ở Việt Nam?

Tiến sỹ Vũ Quang Việt đã có bài viết so sánh về giáo dục đại học ở Việt Nam và ở Mỹ trên tạp chí Khám phá (ngày 17/12/2005). Theo ông, chương trình học ở Việt Nam là quá dài. Thời gian học 4 năm ở lớp tại Việt Nam là 2.183 giờ so với 1.380 giờ ở Mỹ. Như vậy chương trình ở Việt Nam dài hơn gần 60%. Điều này có thể là do thiếu sách vở, nên thầy phải vào lớp đọc cho sinh viên chép hoặc là do thói quen từ quá khứ để lại. Với thời gian ngồi lớp như vậy, Việt Nam sẽ còn ít thì giờ để tự học, nghiên cứu.

Chương trình ở Việt Nam không phải là dạy nghề, cũng không đào tạo một người có kiến thức sâu và tính sáng tạo. Tiến sỹ Vũ Quang Việt đã đưa ra dẫn chứng cụ thể: Chương trình học Kinh tế cần 1.451 giờ học Kinh tế, so với ở Mỹ chỉ cần tối thiểu là 480 giờ (tức là 1/3 chương trình Đại học). Như vậy, sinh viên Việt Nam phải phải học gấp 3 lần số giờ ở đại học Mỹ.

Chương trình giảng dạy ở Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên trong 4 năm phải học gần như tất cả mọi thứ trên đời về Kinh tế mà nhà trường có thể nghĩ ra được. Họ học từ các môn cơ bản như Kinh tế vĩ mô và vi
mô, đến các môn như Kinh tế lao động, quản trị xí nghiệp, kế toán, địa lý Kinh tế, luật kinh tế, dân số học, chính sách thương mại, kinh tế tài nguyên và môi trường, phân tích dự án Kinh tế, thị trường chứng khoán… Đây là những môn ít khi dạy ở cấp đại học 4 năm và có dạy thì chỉ là những môn để sinh viên có thể chọn lựa.

Đây cũng là những môn mà trường đại học có thầy đã và đang nghiên cứu chuyên sâu. Đòi hỏi mỗi thứ một tí, sinh viên không có khả năng hoặc thì giờ đi sâu vào bất cứ vấn đề gì và chắc chắn là thầy cũng chỉ đọc sách nói lại (mà không biết thầy có hiểu hết không nữa!?!). Theo các tài liệu giáo khoa của trường, thì nội dung rất nặng lý thuyết mà nhiều phần sinh viên ở Mỹ chỉ học trong chương trình sau cử nhân. Như vậy trường chỉ nhằm nhồi sọ kiến thức lý thuyết Kinh tế mà sự phân chia chi li các lớp học thì có vẻ thực dụng như dạy nghề.

Chương trình ở Việt Nam không trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và toàn diện, khoa học tự nhiên, nhân văn, văn chương và nghệ thuật, không có một lớp nào về phương pháp nghiên cứu và viết luận văn. Chương trình ở Mỹ (các Đại học danh tiếng) đòi hỏi sinh viên phải học một chương trình cơ bản dù là học ngành gì khoa học cơ bản đó là học ngành gì khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn. Đây chính là chương trình thể hiện đích đào tạo những cá nhân có tri thức cơ bản, có phương pháp suy nghĩ và phân tích các vấn đề, có khả năng viết luận văn nghiên cứu. Chương trình cơ bản bắt buộc này cũng chiếm 1/3 thời gian học 4 năm như thời gian tối thiểu dành cho ngành học chính.

Như thế, đào tạo đại học ở Việt Nam, trên bình diện khách quan và nhìn nhận như là những “trường dạy nghề chất lượng cao”, sản phẩm mà nó cho ra đời, là những người “nửa thầy nửa thợ”. Điều này không chỉ khó khăn cho người học mà cũng gây khó khăn cho cả những người tuyển dụng. Muốn có việc làm, người học buộc phải học thêm những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để đáp ứng công việc. Muốn có nhân lực, người sử dụng lao động buộc phải đào tạo lại. Đó là một thực tế không thể phủ nhận.

Vậy, các trường đại học Việt Nam làm được gì? Giá trị thực của tấm bằng đại học "lớn" từng nào?

Câu trả lời xin nhường các nhà hữu trách!

Di Linh (VieTimes)

Có nên làm trái ngành, nghề?

SV cần chấp nhận làm trái ngành nghề như một thử thách
Hàng ngàn sinh viên các trường đại học vừa tốt nghiệp, bước vào mùa tìm việc. Trước hàng ngàn chỉ tiêu tuyển dụng, giữa chuyện có một công việc để lo cơm áo thường ngày với công việc thoả mãn hoài bão và ước mơ - nhiều sinh viên tỏ ý băn khoăn có nên bỏ phí kiến thức theo học 4 năm, chấp nhận làm trái ngành, trái nghề đã học?

"Nào mình cùng lên xe bus"

Tại hội thảo "Sinh viên với việc làm" do Trung tâm Giới thiệu việc làm Báo Lao Động-Interserco phối hợp với Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tổ chức mới đây, tiến sĩ Nguyễn Lê Minh - chuyên gia tư vấn lao động đã ví hành trình sinh viên tìm việc như chuyện đi xe bus.

Theo ông Minh, là sinh viên, chắc hẳn ai cũng có một lần đi xe bus. Lúc đầu lên, xe đang đông phải chấp nhận đứng, thậm chí phải đứng một chân, sau dần dần mới có chỗ ngồi từ dưới rồi lên trên. Hành trình tìm việc cũng như vậy. Công việc ban đầu tìm được có thể chưa ưng, chưa đúng với chuyên môn được học nhưng NLĐ phải biết chấp nhận đã, cứ làm việc tận tâm, cố gắng hết mình đi, rồi đến lúc bạn sẽ được ghi nhận và sắp xếp đúng nguyện vọng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Lê Minh: Phần lớn sinh viên hiện nay kém năng động, còn trông chờ ỷ lại, chưa chủ động trong tìm việc. Để khắc phục điểm yếu này, sinh viên cần xoá bỏ tâm lý chê việc, đừng nề hà việc gì- dù trước mắt không đúng với ngành nghề hoặc xuất phát điểm thấp hơn trình độ mình đã được đào tạo.

Hãy kiên trì

Ông Vũ Hữu Mạnh- Giám đốc Cty Unicom, DN hàng đầu VN trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn- đã dẫn ra câu chuyện có thật về một sinh viên tốt nghiệp ĐH ngoại ngữ, thi tuyển vào một ngân hàng với hy vọng được làm ở Ban Quan hệ quốc tế nhưng cuối cùng bị phân công làm lễ tân, dọn dẹp ở phòng hành chính. Nhưng có một hôm ngân hàng phải tiếp khách nước ngoài, phiên dịch đến muộn, nhân viên đó đã "ra tay" thể hiện xuất sắc vai trò phiên dịch. Sau đó, ngay lập tức nhân viên đó được Ban giám đốc bố trí vị trí xứng đáng trong Ban Quan hệ quốc tế.

Với kinh nghiệm thường xuyên làm việc với các giám đốc điều hành, giám đốc nhân sự các doanh nghiệp, ông Mạnh cho biết: Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, các sinh viên mới tốt nghiệp nhiều khi có vẻ hoang tưởng. Các bạn nên biết mình là người mới bắt đầu, hãy tìm cho mình một công việc để cống hiến trước khi đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi.

"Hãy biết bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất, cứ chứng minh đi, nếu có kỹ năng thực sự, bạn sẽ có cơ hội để thăng tiến. Điều quan trọng là bạn phải kiên trì" - tiến sĩ Nguyễn Lê Minh khuyên.

Ngọc Bảo (laodong.com.vn)

Robert Kiyosaki: “Hãy làm cho đồng tiền phải phục vụ mình”

“Mức độ thành công của một người được đánh giá qua những khát vọng, mơ ước của anh ta và cách anh ta đương đầu với những thất vọng trong cuộc sống” - đó là quan điểm của Robert Kiyosaki. Với 18 cuốn sách đã được phát hành và bán ra được hơn 26 triệu bản trên toàn thế giới, nhà tư vấn, nhà đầu tư tài chính tự làm nên này chắc hẳn đã có một ước mơ rất mạnh mẽ.

Từ những bước khởi đầu khá khiêm tốn ở Hawaii, đến nay Kiyosaki đã trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng được nể phục nhất cũng như gây ra nhiều tranh luận nhất trên thế giới.

Sinh ngày 8/4/1947 ở Halo, Hawaii, thành phố ven biển lớn nhất ở hòn đảo này, Robert Toru Kiyosaki thuộc thế hệ người Mỹ gốc Nhật thứ tư. Cha của cậu bé là một nhà giáo dục được nhiều người kính nể ở Hawaii, từng giữ chức quản lý các trường học của bang. Sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Hilo, Kiyosaki quyết định xin vào Học viện Thương mại hàng hải Hoa Kỳ ở New York.

Tốt nghiệp học viện nói trên vào năm 1969, Kiyosaki xin gia nhập lực lượng hải quân. Năm 1974, Kiyosaki rời quân ngũ và vào làm việc cho Xerox với vai trò là một nhân viên bán hàng. Công việc này đã tạo ra một sự thay đổi lớn cho cuộc đời của Kiyosaki.

Năm 1977, Kiyosaki cảm thấy không còn hài lòng với việc làm thuê nữa và nghĩ đến việc thành lập một công ty riêng. Cảm thấy hứng thú với triển vọng kinh doanh một loại ví bằng nilon kiểu velcro (có hai dải băng bằng sợi nilon để dán vào nhau thay cho dây kéo), Kiyosaki đã nhập mặt hàng này từ nước ngoài. Mặt hàng nhanh chóng trở nên phổ biến với những người yêu thích bộ môn lướt sóng, được gọi là “những chiếc ví dành cho người lướt sóng” (surfer wallet). Công ty đạt được thành công khiêm tốn ban đầu nhưng rồi cũng bị phá sản. Không chùn bước trước thất bại này, Kiyosaki đã chuyển sang một lĩnh vực kinh doanh mới.

Đầu thập niên 1980, Kiyosaki thành lập công ty thứ hai, chuyên sản xuất áo T-shirt cho các ban nhạc rock nặng. Nhưng không may là công ty này còn kém thành công hơn công ty đầu, nhanh chóng bị phá sản. Đến lúc này, Kiyosaki buộc phải chuyển hướng.

Từng bước, Kiyosaki đã trở thành nhân vật chủ chốt trong các cuộc hội thảo có chủ đề “Money & You” (Tiền và bạn) nhằm tư vấn, định hướng phát triển cho các cá nhân. Những cuộc hội thảo này kéo dài ba ngày rưỡi và được bắt đầu bởi Marshall Thurber, sau đó được nhân rộng và trở nên phổ biến trên toàn nước Mỹ. Đến khi Thurber về hưu (năm 1985), Kiyosaki quyết định nắm lấy cơ hội bằng cách hợp tác với một đối tác cũ của Thurber là D.C Cordova. Cả hai thành lập một tổ chức giáo dục, tập trung vào các vấn đề tài chính và kinh doanh để giúp các cá nhân phát triển nghề nghiệp một cách độc lập.

Mặc dù bị thua lỗ nặng ngay trong năm đầu tiên, công ty của Kiyosaki và Cordova đã cố gắng tồn tại. Trong chín năm tiếp theo, Kiyosaki đi vòng quanh thế giới để dạy cho các sinh viên về các chiến lược tài chính. Trong thời gian đó, ông đầu tư vào bất động sản và nhờ số tiền lời có được từ những khoản đầu tư này, Kiyosaki có thể nghỉ hưu ở tuổi 47.

Thế nhưng không phải là một người thích hưởng cuộc sống an nhàn, chỉ hai năm sau, Kiyosaki đã trở lại với lĩnh vực đào tạo và đầu tư. Năm 1996, ông thành lập Cashflow Technologies Inc. - một tổ chức giáo dục về tài chính. Chương trình CASHFLOW 101 của công ty này tuy không thành công ngay tức thời nhưng sau đó đã trở nên phổ biến.

Sau đó, Kiyosaki đã viết một cuốn sách làm nên tên tuổi của ông. Đó là cuốn sách có tựa đề Sự khác biệt giữa Tài sản - Tiêu sản Rich Dad Poor Dad (Tạm dịch: Cha giàu, cha nghèo). Cuốn sách này đi ngược lại với những lời khuyên mà cha của Kiyosaki dành cho cậu từ thuở nhỏ là “Hãy tìm một việc làm tốt, làm việc chăm chỉ và tiết kiệm tiền”. Kiyosaki gọi đó là lời khuyên của một người cha nghèo và ông đưa ra lời khuyên của một người cha giàu là “Hãy học cách quản lý rủi ro và khiến đồng tiền phải phục vụ anh”. Rich Dad Poor Dad sau này đã được nhân bản thành một loạt sách 18 cuốn, được xuất bản ở 90 nước trên thế giới và bằng 45 ngôn ngữ khác nhau. Bộ sách này cũng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy lâu nhất và nhờ nó, Kiyosaki đã được trang web kinh doanh sách trực tuyến Amazon.com đưa vào danh sách 25 tác giả nổi tiếng nhất trên thế giới.

Hiện nay, có hơn 1.600 câu lạc bộ quản lý tài chính trên toàn thế giới được điều hành, giảng dạy bởi những người trung thành với các lý thuyết của Kiyosaki. Mặc dù những lời khuyên về đầu tư của Kiyosaki cũng nhận được không ít lời phê bình, chỉ trích, nhưng ngày càng có nhiều người trên thế giới tìm đến ông để mong biến những ước mơ làm giàu của họ thành sự thật. Các chuyên gia nghiên cứu về khởi nghiệp thì rút ra những bài học sau từ những thành công của Kiyosaki:

1. Làm cho đồng tiền phải phục vụ mình: “Chúng ta đến trường để học cách làm việc cực nhọc nhằm kiếm tiền. Tôi viết sách và tạo ra những sản phẩm để dạy mọi người cách khiến cho đồng tiền phải phục vụ họ” - Kiyosaki nói. Theo ông, điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là trong khi người giàu chú trọng vào việc mua thêm tài sản thì người nghèo lại bị ngập trong nợ nần. Do đó không nên làm việc cật lực để kiếm tiền mà học cách đầu tư thông minh để làm cho đồng tiền phải quay lại phục vụ mình.

2. Muốn thành công phải học hỏi: “Anh phải trở thành một người khôn ngoan, thời làm ăn dễ dàng đã qua. Nếu anh không thể lập ra các báo cáo tài chính về tài sản và nợ nần của mình thì anh khó có thể ra những quyết định đầu tư có tiềm năng nhất - Kiyosaki khuyên.

3. Những cơ hội lớn đến ngay từ suy nghĩ: “Người giàu biết cách tạo ra tiền. Các cơ hội lớn không đến từ việc quan sát, mà từ trong những suy nghĩ. Bạn cần phải tự học cách nhận ra các cơ hội” - Kiyosaki bật mí.

4. Làm việc để tích lũy kinh nghiệm, chứ không phải vì tiền: “Nhiều doanh nhân không phát triển được vì họ thiếu kỹ năng lãnh đạo. Thay vì học hỏi ở những người khác, họ lại đổ lỗi cho người khác. Nhưng đổ lỗi là con đường ngắn nhất đi đến thất bại” - Kiyosaki chỉ rõ.

5. Hãy hành động ngay hôm nay vì mục đích giành chiến thắng: “Khác biệt duy nhất giữa người giàu và người nghèo là cách sử dụng thời gian. Những người nghèo, người bất hạnh, người không thành công và người không khỏe mạnh là những người sử dụng từ “ngày mai” thường xuyên nhất. Ngày mai chỉ tồn tại trong ý nghĩ của những người sống bằng mộng tưởng và những người thất bại. Hãy bắt tay vào công việc ngay ngày hôm nay với mục tiêu là chiến thắng” - Kiyosaki khuyên.

NHẤT NGUYÊN tổng hợp
(Trang Doanh nhân trẻ, Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số 215, ra ngày 14/9/2007)

Philip Knight - Thành công từ sự ngược đời



Sự ngược đời đôi khi lại tạo ra sự đột phá đến vượt bậc. "Rắc rối ở Mỹ không phải là chúng ta mắc quá nhiều sai lầm, mà là chúng ta mắc quá ít". Triết lý và bài học cuộc sống đó đã trở thành bí quyết kinh doanh của vị Tổng giám đốc của tập đoàn Nike Philip H. Knight. Và điều kỳ lạ, đó lại là bí quyết mà ông sử dụng để... "đánh thức" khách hàng, như ông từng thừa nhận: "Nếu chúng tôi trở thành thứ có thể dự đoán trước, thì chúng tôi không thể đánh thức họ được".

Bài học 1: Trở thành một bộ máy tiếp thị lạnh lùng

Từng là người ghét quảng cáo, nhưng năm 2003 Philip H. Knight lại "rinh" về danh hiệu "nhà quảng cáo của năm" ở tuần lễ quảng cáo Cannes Lions. Dưới đôi bàn tay phù thủy và cái đầu sắc lạnh như băng đá, giữa cái "có thể" và cái "không thể" dường như không có khoảng cách. Tất cả đều có thể thực hiện được, miễn là đi theo một nguyên tắc nhất định.

Với Knight, khi tạo ra thương hiệu sản phẩm giày thể thao mang tên mình, chỉ viết lại quy tắc về sản xuất thôi không đủ. Mày mò, tìm hiểu, đầu tư thời gian và công sức, ông viết thêm cả sách tiếp thị về nó. Knight hiểu rằng bàn tay và cái đầu của ông, nếu đem nó "nhúng" hoàn toàn vào việc kinh doanh đơn thuần thôi sẽ chẳng có ý nghĩa gì, mà phải tham gia vào lĩnh vực tiếp thị chúng để biến Nike thành một đế chế có khả năng bành trướng. Chưa bao giờ tự viết một tấm quảng cáo hoặc một chương trình quảng cáo trên truyền hình, Knight vẫn phủ bóng rộng khắp thế giới tiếp thị mà danh hiệu "Nhà quảng cáo của năm 2003" là một ví dụ.

Để đo sự thành công của một doanh nhân, người ta hay nhìn vào thương hiệu mà ông ta tạo dựng. Lô-gô hình vạch cong của Nike trở thành thương hiệu được cả thế giới thừa nhận, nhưng bộ máy tiếp thị của Nike còn vượt xa hơn cả cái lô gô đó. Trong hơn 20 năm, Knight đã phối hợp với hãng Widen & Kennedy, "sản xuất" ra không ít chiến dịch quảng cáo đáng nhớ trong lịch sử tiếp thị.

Knight nổi tiếng trong lĩnh vực tiếp thị bằng việc sản xuất những thông điệp quảng cáo do chính các vận động viên điền kinh thừa nhận. Năm 1988, Nike để lại dấu ấn với khẩu hiệu "Just do it", ngày nay trở thành một câu nói được nhiều người nhắc đến. Nike không chỉ trở thành "người quen" trong làng thể thao Mỹ mà còn trở thành sự lựa chọn cho hàng tỷ người tiêu dùng cũng như vận động viên trên toàn thế giới. Sau khi những sao của làng thể thao thế giới như Michael Jordan, Tiger Woods, Gabrielle Reese hay Andre Agassi đạt thành tích cao với các sản phẩm của Nike và trở thành người mẫu quảng cáo cho sản phẩm này, Nike đã thực sự lên ngôi với đẳng cấp của mình.

Năm 1988: Knight đã ký hợp đồng với Michael Jordan - lúc ấy là vận động viên trẻ đang lên của đội Chicago Bulls - để quảng cáo loại giày bóng rổ mang tên Air Jordan. Rồi Michael Jordan trở thành thần tượng của giới trẻ Mỹ giày Air Jordan cũng trở thành một phần không thể thiếu trong trang phục của thanh thiếu niên Mỹ.

Năm 1994: Charles Barkley tuyên bố: "Tôi không phải là một mẫu hình" trong một quảng cáo của Nike. Mặt khác, cầu thủ chơi golf Tiger Woods phê bình những sân golf không cho anh chơi vì màu da của anh. Các cô gái trẻ mang theo vấn đề này bằng khẩu hiệu: "Nếu để cho tôi chơi" trong một loạt quảng cáo của Nike năm 1995.

Năm 1996: Knight trở thành một nhân vật của các cuộc tranh cãi với loạt quảng cáo "Tìm kiếm và Hủy diệt". Các vận động viên Olympic đưa ra các khẩu hiệu có vẻ thách thức như "Tôi không đến đây để buôn bán đinh" và "Bạn không giành huy chương bạc, bạn mất vàng". Trong chốc lát, Nike bị xem là không có tinh thần thể thao. Tuy nhiên, Knight tin rằng quảng cáo là một sự phản ánh trung thực sự cạnh tranh tự nhiên của các vận động viên. Ông không chùn bước trước các lời phê bình mà xem các luồng dư luận ngày càng tăng về các dòng quảng cáo của ông. Kể từ đó, Knight đã sử dụng quảng cáo của mình để tạo dư luận về các vấn đề mà ông cảm thấy quan trọng trong giới thể thao.

Năm 1998: Nike đã ký hợp đồng tài trợ 17 triệu USD/năm bằng sản phẩm cho đội bóng Brazil và năm 2002 vừa qua là hợp đồng quảng cáo 300 triệu USD với câu lạc bộ nổi tiếng của Anh, Manchester United.

Knight hoàn toàn ý thức được việc nhiều người có thể sẽ phát cáu với một số quảng cáo của ông, nhưng với ông, đó là điều cần thiết để cạnh tranh với những công ty lớn hơn và có nhiều thời gian và tiền bạc cho tiếp thị. "Các chiến dịch tốt xác định bạn là ai" - Knight nói. "Chúng tôi phải có được sự chú ý của khách hàng. Chúng tôi không có 6 tháng để kiểm tra bằng các cuộc khảo sát nhóm tập trung".

Năm 2003: Knight dành được danh hiệu "Nhà quảng cáo của năm" ở tuần lễ quảng cáo Cannes Lions thứ 50. Khi ông bắt đầu kinh doanh, ông đã thừa nhận rằng ông ghét quảng cáo. Bây giờ, ông thành công nhờ quảng cáo. Điều gì đã thay đổi suy nghĩ của Knight. Câu trả lời của Knight là: "Vì nó hiệu quả".

Bài học 2: Chấp nhận mạo hiểm

"Rắc rối ở Mỹ không phải là chúng ta mắc quá nhiều sai lầm, mà là chúng ta mắc quá ít" - Philip H. Knight.

Con đường lên đến đỉnh cao không trải bước bằng hoa hồng, mà bằng nhiều mạo hiểm, và Knight hoàn toàn nhận thức được thực tế này. Để tạo ra thành công của Nike như ngày nay, Knight đã dám dấn bước vào những con đường mới, đưa ra những quyết định mà nhiều người khác cảm thấy sợ. Ông tạo ra một công ty nổi tiếng vì sự lãnh đạo của nó cũng như vì các vận động viên sử dụng sản phẩm của nó.

Knight đã từng gây chấn động trong làng thể thao và giới kinh doanh khi ông ký hợp đồng với Michael Jordan để chứng thực chất lượng giày của ông. Và gần đây, ông đã gây chấn động lần hai khi ngay lập tức ký hợp đồng trị giá 90 triệu đôla với LeBron James - một trong những siêu sao bóng rổ hàng đầu thế giới sinh năm 1984 vì đã thuyết phục được Knight rằng anh chính là người tiếp nối Michael Jordan. Knight không phải là người quá dễ dàng bị thuyết phục, song ông ý thức được thực tế rằng Jordan đã nghỉ hưu và James là người ông cần để đảm bảo thương hiệu của ông với những khách hàng trẻ. Cuộc ký kết với James như một canh bạc nhưng đó là một canh bạc lớn, một canh bạc sòng phẳng.

"Nếu bạn bay qua bang Oregon vào buổi sáng thứ bảy, bạn sẽ thấy, ở mọi cánh đồng đều đầy trẻ con đang đá bóng" - Knight nói. "Một ngày nào đó, chúng sẽ lớn". Không chỉ nắm lấy cơ hội trong địa hạt bóng rổ, Knight lấn sân sang bóng đá để phổ biến sản phẩm của mình khi ông ký với cầu thủ 14 tuổi Freddy Adu bản hợp đồng 1 triệu đô la để xác nhận chất lượng giày của Nike.

Knight đã dự đoán trước được rằng bóng đá sắp phát triển mạnh ở Mỹ và Adu sẽ là cầu thủ bóng đá có tiềm năng đột phá đầu tiên ở Mỹ. Trong việc ký hợp đồng với Adu, Knghit đã chứng tỏ rằng ngày mà ông chấp nhận những mạo hiểm để đưa Nike đến vị trí hàng đầu không còn xa nữa.

Năm 1998, sau rất nhiều tiếng tăm tiêu cực xung quanh chính sách lao động, một khách hàng ở California kiện Nike vì sai luật quảng cáo. Khách hàng này cáo buộc Nike đã tạo ra những tuyên bố đại chúng lệch lạc. Tòa án tối cao California đưa ra luật chống lại Nike, Knight đã đưa vụ này đến tòa án tối cao của Mỹ. Sau vụ việc này, Tòa phải đưa ra thêm Luật Bổ sung để làm cho các quy định liên quan đến vấn đề này chặt chẽ hơn so với trước đó.

Dù trong môn bóng rổ hay trong luật pháp, Knight luôn chứng tỏ rằng ông không sợ chấp nhận mạo hiểm. Với tinh thần đó, ông chủ của Nike sẽ đến nơi mà những người đi trước ông không dám đến.

(Theo Lanhdao.net)

Chàng triệu phú “online”

25 tuổi, là giám đốc điều hành của Công ty PCPOP với doanh thu 20 triệu nhân dân tệ/năm, Li Xiang, một trong những triệu phú trẻ nhất Trung Quốc, đã chứng minh sức mạnh của việc nắm bắt thời cơ và niềm đam mê thực sự.

Vào mùa hè năm 1999, trong khi 3 triệu sinh viên Trung Quốc đang ngập đầu với cuộc thi vào ĐH, một kỳ thi mà họ đã chuẩn bị trong suốt thời thơ ấu của mình, thì Li Xiang, khi đó 18 tuổi, quyết định tập trung vào công việc kinh doanh Internet nhỏ của mình.

Chính vào thời điểm đó anh nhận ra rằng: “Trang web của tôi sẽ chết nếu tôi đi học ĐH. Đây là cơ hội tuyệt vời để khởi nghiệp, và thời cơ có thể biến mất trong 2 năm” - Li Xiang, hiện là giám đốc điều hành (CEO) của PCPOP cho biết.

PCPOP là trang web cung cấp dịch vụ quảng cáo nhãn hiệu các sản phẩm công nghệ thông tin cho người dùng và thương nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Doanh thu trong năm qua của công ty Li là 20 triệu nhân dân tệ (tương đương 40 tỷ VNĐ) với tổng lợi nhuận 10 triệu nhân dân tệ (20 tỷ VNĐ).

Quay trở lại năm 1999. Cậu học sinh Li Xiang đã có thể kiếm được 6.000 nhân dân tệ mỗi tháng từ hoạt động quảng cáo trên trang web của anh có tên là “Ngôi nhà của cạc đồ họa”.

“Số tiền đó cao hơn thu nhập hàng tháng của cả hai bố mẹ tôi cộng lại”, Li nhớ lại.

Trong 3 năm học THPT, Li dành ít nhất 5 giờ mỗi ngày trước máy tính. Anh có đủ lý do để thuyết phục bố mẹ mình rằng con đường truyền thống không phải dành cho anh. Anh nói với họ: “Trang web của con đang hoạt động rất tốt, con đã đọc tất cả các tạp chí về ngành công nghiệp máy tính trong 6 năm và con hiểu và thích ngành đó hơn bất cứ thứ gì khác”.

Khởi động

Năm 2000, Li Xiang đăng ký trang web PCPOP bằng 10.000 nhân dân tệ tiền tiết kiệm từ 3 năm hoạt động trang web của mình và chuyển tới thành phố Bắc Kinh vào cuối năm 2001. Doanh thu của trang web đạt tới 500.000 nhân dân tệ (tương đương trên 1 tỷ VNĐ) trong năm 2002, gấp 4 lần trong năm 2003 và đạt tới con số 20 triệu nhân dân tệ (40 tỷ VNĐ) trong năm 2005

Li tạo doanh thu với việc thu hút người dùng bằng nội dung và các dịch vụ. Và “các nhà quảng cáo đã gõ cửa khi lượng khách truy cập tăng lên”, anh nói.

Tuy nhiên mọi chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong năm 2000, khi sự kiện “bong bóng Internet” tan vỡ và nhiều công ty IT bị phá sản, Li đã mất tất cả các quảng cáo trên trang web của mình. “Tôi không hề nghĩ đến việc từ bỏ”, Li nói, và cho biết anh đã dành tất cả số tiền có được để hỗ trợ trang web.

“Tôi đã viết các bài báo cho các tạp chí máy tính, thiết kế trang web cho người khác. Đó là một việc khó khăn nhưng cuối cùng tôi đã sống sót”, anh nói

Ngài CEO và bữa trưa 20.000 VNĐ

“Tôi có cá tính đặc trưng của thế hệ thanh niên 8X. Mặt tốt là tôi luôn năng động và lạc quan, nhưng tôi cũng quá quan tâm đến bản thân và có xu hướng không ý thức được những xúc cảm của người khác” - Li bày tỏ. “Nhưng giờ tôi đã trở nên hòa nhã hơn nhiều. Tôi luôn luôn sẵn sàng chỉnh sửa bản thân mình”.

Hiện Li làm việc tại công ty của anh vào các ngày thường và học chuyên ngành quản trị vào cuối tuần.

Mặc dù là một trong những triệu phú trẻ nhất Trung Quốc, Li Xiang có một cuộc sống rất giản dị: anh thường chống đẩy 30 lần trước khi đi ngủ lúc 1giờ 30 sáng và dậy lúc 7 giờ 30 để ăn tại căng tin của cơ quan nơi mỗi bữa ăn thường lấy đi của anh từ 10 tới 12 nhân dân tệ (20.000 VNĐ).

Công ty của Li, hiện có 130 nhân viên với tuổi đời trung bình 24, có những quy định rất nghiêm ngặt. Các nhân viên thông thường phải nộp 50 nhân dân tệ (100.000 VNĐ) nếu đi làm muộn, còn với các quản lý, tiền phạt là 500 nhân dân tệ (1 triệu VNĐ). “Tôi bị bắt vài lần rồi”, Li nói và cười.

Trên tường trong công ty của Li treo các bảng với các mục tiêu hàng tháng và tình hình thành tích của mỗi phòng ban, thậm chí là mỗi người. Li nhấn mạnh rằng mỗi người phải có những mục tiêu rõ ràng để thực hiện.

Ly cho biết mục tiêu của công ty là “doanh thu của năm nay gấp đôi năm trước, vượt qua con số 100 triệu nhân dân tệ (200 tỷ VNĐ) vào năm tới, và trở thành tập đoàn truyền thông lớn mạnh nhất sau ba năm”.

Li Xiang không thích được so sánh với các tên tuổi lớn trong kinh doanh. “Tôi chỉ là một người trẻ tuổi khởi nghiệp sớm hơn những người khác mà thôi”.

Theo Dân trí

Danh sách hạnh phúc

Triệu phú Duncan Bannatyne khởi đầu đế chế kinh doanh trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em, câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe, hệ thống casino, quán bar và khách sạn ở tuổi 30, từ chiếc xe bán kem dạo khiêm tốn trị giá 450 bảng Anh.

Hiện với tài sản trị giá 310 triệu bảng Anh, ở tuổi 59, ông là người giàu thứ 296 tại nước Anh.

Nhưng đó chưa phải là tất cả ý nghĩa cuộc đời của Bannatyne. Ông vừa có tên trong "Danh sách hạnh phúc" - Happy list - vinh danh 100 người Anh khiến người dân nước này trở nên hạnh phúc hơn và biến nước Anh trở thành nơi tốt hơn để sống.

Danh sách do các tổ chức thiện nguyện lớn trên thế giới và độc giả của báo Independent bình chọn. Bannatyne đã tuyên bố hiến tặng hầu hết gia sản của mình cho các hoạt động từ thiện và cho rằng "lý do tốt nhất để kiếm tiền là có tiền để hiến tặng người khác", và "tiền chỉ quan trọng nếu bạn không có tiền".

Là con trai của một công nhân và một bà lao công, khi trở nên giàu có, Bannatyne tin rằng việc để lại quá nhiều tiền cho con cái sẽ là một gánh nặng cho chúng.

"Tôi có nguyên tắc, ví dụ không cho con tiền mua thuốc hút, không cho con mua ôtô sành điệu và lái 160km/giờ. Nếu thích vậy, chúng tự đi làm, kiếm tiền mà tiêu kiểu đó”.

Ông theo đuổi các dự án từ thiện ở Romania, nơi rất nhiều bệnh nhân nhi nhiễm HIV chết vì bị bỏ rơi và tồn tại sự kỳ thị khi chăm sóc bệnh nhân AIDS. Ông mở các nhà dưỡng lão, mượn tiền ngân hàng kinh doanh. Ở Pháp, ông dọn đến một biệt thự nhỏ hơn vì "biệt thự cũ như con heo to".

Ở Anh, ông bán biệt thự và chuyển đến nhà có bốn phòng ngủ để các con có các bạn láng giềng chơi cùng. Ông khuyến khích những người khác trong danh sách giàu nhất nước Anh cùng làm từ thiện với ông.

"Danh sách hạnh phúc" là chiến dịch mà báo Independent khởi xướng, ngay sau khi báo Sunday Times phát hành số đặc biệt về những người giàu nhất nước Anh năm 2008 hôm 27-4. Independent gọi chiến dịch của mình là "liều thuốc giải độc" trước làn sóng danh sách những người nổi tiếng nhất, những người giàu có nhất, những người gây ảnh hưởng nhất.

Với danh sách hạnh phúc, báo Independent hi vọng sẽ tìm ra những người Anh đem lại cho đời niềm hứng khởi sống, khiến người ta nhận thấy rằng trong một xã hội cần có những nhu cầu thật sự và cấp thiết về việc tôn vinh các giá trị khác ngoài giá trị vật chất đơn thuần.

Tờ báo hi vọng những người có mặt trong danh sách sẽ đại diện cho các giá trị thật sự của cuộc sống cần được tôn vinh, trở thành biểu tượng đáng giá hơn là tôn vinh các cầu thủ bóng đá có mức lương 50.000 bảng/tuần và những cô bồ nóng bỏng nghiện mua sắm, những người không làm gì ngoài việc đòi thừa kế rất nhiều tiền.

Nhìn vào danh sách, có thể thấy rất nhiều người làm các công việc cộng đồng, các tổ chức thiện nguyện. Một người phụ nữ nuôi 800 đứa trẻ, một người đàn ông đã tạo ra thị trấn duy nhất ở Anh hoạt động theo kiểu "Fairtrade" (tức là mua bán và sử dụng các sản phẩm tuân thủ theo qui tắc bình đẳng thương mại, không gây thiệt thòi cho các nước nghèo và những người sản xuất), một khắc tinh của tội phạm ở địa phương, hai em gái mang bệnh trong người nhưng giúp đỡ người khác cùng chống lại bệnh tật, những người thành lập các tổ chức từ thiện mà đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu triệu người…

Họ là những người bình thường có những nỗ lực trong cuộc sống đã đem lại niềm tin cho người khác, rằng xã hội vẫn tồn tại rất nhiều điều tốt đẹp.

Theo Tuổi trẻ

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References