5 điều các ông chủ cần tránh trong kinh doanh

Có những quyết sách, hành vi mà ông chủ doanh nghiệp nên làm, nhưng cũng có những điều không nên làm để tránh những kết cục thất bại trong các cuộc cạnh tranh kịch liệt.

Những hướng dẫn để tạo thành công trong doanh nghiệp đã được đề cập nhiều, nên dưới đây chúng tôi xin đưa ra 5 điều kiêng kỵ mà các ông chủ không nên thực hiện với doanh nghiệp của mình.

1. Không biết cách dùng người hay bố trí công việc không đúng đối tượng

Một trong những điều đầu tiên mà các ông chủ nên tránh là không nên dùng người chỉ vì thân quen. Điều đó sẽ hạn chế việc dùng nhân tài có tính tích cực và tính sáng tạo.

Phương thức này tương đối phổ biến trong các doanh nghiệp người Hoa, những người quản lý chính thường là những người trong gia đình hoặc họ hàng đảm nhiệm. Đây sẽ là bức tường ngăn cản cơ hội xuất đầu lộ diện của những nhân tài không phải trong gia tộc, từ đó không dễ nảy sinh lòng trung thành và sự tận tâm đối với doanh nghiệp.

Vấn đề kế tiếp mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hay mắc phải đó là sự đố kỵ, ghanh ghét đối với người hiền tài. Matsushita, người sáng lập ra công ty điện khí Matsushita, đã nói rất đúng rằng: “ Thành sự tại người, thất bại cũng tại người”.

Một nhà kinh doanh muốn đứng được trên mảnh đất không thất bại trong cuộc cạnh tranh kịch liệt trên thị trường thì phải thay đổi tâm lý hẹp hòi, phải mạnh dạn đề bạt, sử dụng những người hơn mình. Nếu vì sự hẹp hòi, không dung nạp người dưới quyền có tài năng vượt quá mình, tự cho mình là hơn thì sẽ không có người kế tực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Người chủ doanh nghiệp mà không giữ được kết cấu nhân tài cho hợp lý và đa dạng sẽ làm ảnh hưởng tới sức mạnh của doanh nghiệp. Bố trí công việc không đúng đối tượng cũng sẽ làm cho tính chất năng động của đội ngũ nhân tài bị xơ cứng.

Đã là người ai cũng có mặt mạnh, mạnh yếu, nếu biết phát huy mặt mạnh của họ thì họ chính là người tài, còn nếu làm ngược lại là phát huy mặt yếu của họ thì họ sẽ trở thành kẻ dốt nát. Đó cũng là sự lợi dụng hợp lý tài nguyên nhân lực, là biểu hiện của một ông chủ biết cách dùng người.

2. Tầm mắt hạn hẹp, thiếu dự kiến

Trong giới doanh nghiệp nước Mỹ thường lưu hành một câu như sau: “Người không hiểu chiến lược, không thể làm giám đốc”.

Điều đó cho thấy tính chất quan trọng của chiến lược dài hạn. Một ông chủ doanh nghiệp không biết lên kế hoạch lâu dài, hoặc khi phải đề cập đến chiến lược kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp thì luôn phạm phải sai lầm. Dưới sự lãnh đạo của những ông chủ như vậy, con thuyền lớn của doanh nghiệp tất nhiên sẽ va phải đá ngầm và bị đắm.

Điển hình là việc dự đoán sai lầm của công ty Montgomery Ward của nước Mỹ đã dẫn tới thất bại. Schwal Afurui, tổng giám đốc công ty Ward, tin chắc rằng sau đại chiến thế giới thứ hai, một nền kinh tế không khởi sắc sẽ xuất hiện.

Tuy nhiên, sự tiêu điều trong nền kinh tế sau đại chiến thế giới thứ hai đã không xảy ra như dự đoán của Afurui. Ngoài sai lầm về chính sách tăng trưởng bằng 0 và không tiến vào thị trường trung tâm buôn bán ở các đô thị lớn ra, Afurui cũng phạm một số sai lầm khác nữa, những sai lầm này đã làm cho công ty mất đi một số nhân viên quan trọng.

Vậy đối với các ông chủ có tầm mắt hạn hẹp thì phải làm thế nào để nâng cao năng lực dự kiến? Cần phải tăng cường ý thức lo toan, xây dựng cho mình một đội ngũ cố vấn để bù đắp những chỗ bản thân mình chưa đủ, dựa vào khoa học hiện đại để dự kiến tương lai được chính xác.

3. Độc đoán, chuyên quyền quá mức

Ông chủ là người thống trị trong việc lãnh đạo tất cả các nhân viên. Do vậy, đảm bảo uy quyền nhất định là cực kỳ cần thiết, nhưng uy quyền không đồng nghĩa với độc tài. Trong nền kinh tế hiện đại, phương thức quản lý chuyên quyền, độc đoán đã được thực tiễn chứng minh là không phù hợp và thích nghi với thời đại.

Fedric Taylor, giáo sư môn quản lý học đã từng giảng dạy rằng: Giữa lãnh đạo và cấp dưới cần phân công và phân chia chức trách rõ ràng. Ông muốn người lãnh đạo làm công việc kế hoạch công tác, còn nhân viên chỉ làm sự dặn dò của người lãnh đạo.

Tuy nhiên, sự thực bây giờ là, do tính chất phức tạp của nhiều công việc, cấp dưới ngày nay còn biết rõ hơn những công việc này phải làm như thế nào mới thật tốt so với quản lý của họ. Những năm gần đây, việc trao quyền cho nhân viên không biên chế đã thành công trong một số công ty, nhất là ở nước Mỹ.

Ví dụ như công ty Colgad Parmolief, công ty hàng không Delta, công ty Motorola, công ty Wal Mad. Doanh nghiệp của họ cho rằng, trong tương lai, công ty sẽ phát huy tác dụng của các nhân viên chứ không phải thực hiện theo phương thức chuyên quyền của Taylor.

4. Ước mơ viển vông, nông nóng liều lĩnh

Ngày nay, do các cuộc cạnh tranh trên thương trường cũng giống như trên chiến trường nên có không ít các ông chủ doanh nghiệp đang mắc phải hội chứng mơ ước viển vông, nôn nóng liều lĩnh. Và kết cục của nó là doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh khó khăn, cá nhân gặp phải khủng hoảng. Vì vậy không nên quá tin vào giả thiết mà nên lưu ý tới những con số thực tế.

Ngoài ra đừng vội vàng vượt qua đối thủ cạnh tranh. Phải có sự đánh giá công bằng đối thủ của bạn, tuyệt đối không thể coi thường họ.

Dù sao họ cũng là người bước vào lĩnh vực đó trước bạn, còn bạn thì đang ở giai đoạn bắt đầu kế hoạch, đừng so sánh đôi bên một cách quá đơn giản.

Có một số ông chủ, trong kế hoạch của mình, muốn làm cho mọi người nhận thấy đây là một ý đồ hùng vĩ, một mưu lược vĩ đại chỉ trong một thời gian ngắn.. Kế hoạch như vậy là không sát với thực tế, và càng đáng sợ hơn là, kế hoạch như vậy chẳng những không có khả năng thực hiện và nó sẽ còn dẫn doanh nghiệp đi theo đường rẽ, làm cho toàn bộ sự phát triển của doanh nghiệp mất đi cơ sở thực tiễn. Và thất bại cũng là việc đương nhiên.

5. Kiêu ngạo tự mãn, quá khinh địch

Trong xã hội kinh tế ngày nay, người lãnh đạo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng về vấn đề này. Rất nhiều dẫn chứng đã mách bảo chúng ta rằng, một khi đã trở thành tù binh của thói kiêu ngạo thì thời điểm thất bại đã gần kề.

Trong cuộc chiến, người chỉ huy bị thắng lợi làm cho u mê đầu óc, thường nảy sinh tư tưởng khinh địch, không xem xét lại tình thế, nhận định thời cơ một cách chính xác. Đó cũng chính là nguyên dẫn đến việc chuyển từ thắng sang bại.

Điển hình là trường hợp của đồng hồ Thuỵ Sĩ. Nghề đồng hồ đã có lịch sử trên 400 năm ở Thuỵ Sĩ. Cái tên Thuỵ Sĩ luôn được gắn liền với biểu tượng đồng hồ Thuỵ Sĩ vốn đã lừng danh trên thế giới. Song người ta không ngờ rằng “vương quốc đồng hồ” lại đang rơi vào tình trạng ngày càng sa sút. Toàn bộ ngành đồng hồ của Thuỵ Sĩ đang phải đối mặt nguy cơ phá sản toàn diện. Vậy tại sao lại có những biến động như vậy? Sự thất bại này là do đâu?

Một kỹ sư ở trung tâm chế tạo thiết bị đo giờ Thụy Sĩ đã lợi dụng kỹ thuật của Max Haidel phát minh ra chiếc đồng hồ điện tử đầu tiên trên thế giới. Nhưng cuộc cách mạng này đã gặp phải sự phản ứng của các hãng chế tạo đồng hồ ở Thuỵ Sĩ.

Ỷ vào kỹ nghệ tinh vi của mình, các hãng đồng hồ Thụy Sĩ đã "không thèm để ý" tới đồng hồ điện tử vì xem loại đồng hồ này không phải hàng chính thống. Sự chậm chạp, thiếu nhạy bén và quá tự tin của người Thuỵ Sĩ đã khiến các hãng chế tạo đồng hồ của Nhật Bản vui mừng không kể xiết. Người Nhật Bản nhạy bén đã sớm dự đoán rằng, trong tương lai, thị trường sẽ có nhu cầu không nhỏ đối với loại đồng hồ điện tử chạy chính xác, giá rẻ và lại đẹp.

Vì vậy, họ đã bỏ ra một số tiền lớn mời kỹ sư người Thuỵ Sĩ đã phát minh ra loại đồng hồ đó hợp tác. Và từ đó, đồng hồ điện tử với sự chuẩn xác, giá rẻ, hình thức đẹp đã dần chiếm lĩnh thị trường, với thế mạnh tuyệt đối, giành phần lớn thị trường đồng hồ thế giới.

Tiếp đó là Hàn Quốc và Hồng Kông với loại đồng hồ điện tử nhảy chữ mẫu mã đa dạng cũng phát triển và trở thành loại đồng hồ thời trang trong ngành đồng hồ điện tử. Còn đồng hồ Thuỵ Sĩ với giá thành đắt hơn và kỹ thuật lạc hậu đã dần mất đi vị trí thống lĩnh trên thị trường đồng hồ.

Biết và nhận thức được những điều kiêng kỵ nói trên chắc chắn sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm mà một số doanh nghiệp đi trước đã mắc phải.

Hy vọng rằng bạn sẽ là một ông chủ có tài dùng người, biết cách tổ chức, lập kế hoạch, luôn biết bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề để giành được thắng lợi trong kinh doanh.

Nguồn: BwPortal

No comments:

Post a Comment

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References