Đừng đổ thừa, chê trách

Một trong những thói quen hấp dẫn và khôn lỏi nhất trong đời chúng ta lại cũng là cách chắc chắn nhất tước bỏ khỏi chúng ta quyền làm chủ đời mình, sự vui sướng và giàu có. Tôi muốn nói đến thói quen đổ thừa cho người khác hoặc cho các điều kiện bên ngoài về những sai lầm, thất bại hoặc khó khăn của chính mình. Chúng ta gọi đó là “Trò đổ thừa”.

Đổ thừa người khác là việc quá dễ. Cái trò đổ thừa đó đột nhập vào chúng ta một cách tế nhị hoặc chẳng thèm tế nhị gì cả. Nó chường ra trong tư tưởng và trong các cuộc đối thoại của chúng ta. Ví dụ, chúng ta có thể tự nhủ mình: “Đáng lẽ mình cũng bán được nhiều hàng lắm nếu phẩm chất của chúng khá hơn thế này”, hoặc “Giá mà nền kinh tế tốt đẹp (hoặc giá bọn cạch tranh với mình có được chút liêm sỉ hoặc giá mình may mắn hơn hoặc giá mình làm một công việc khác) thì mình cũng kiếm ra được khối tiền đấy”. Chúng ta cũng có thể đổ thừa sự thất bại của mình cho tình thế thay đổi, bị lỡ cơ hội hoặc ít được học hành quá. Hoặc mình phàn nàn với ông chồng hay bà vợ của mình: “Thì tôi cũng đã tìm kiếm cơ hội khắp nơi rồi”, hay “Biết sao được, có ai bày em nên kết thúc một cuộc thương lượng như thế nào đâu!” Còn như thế này thì sao: “Phải giữ thân hình thon thả mới được. Có điều mình chẳng có thì giờ”. Thói quen đổ thừa xuất hiện trong mọi tình huống – chúng ta trách cứ những kẻ cạnh tranh, trách sếp, trách chính phủ, trách lý lịch cá nhân của mình, tuổi tác, giới tính và đổ thừa cả cha mẹ và trách nhiệm của gia đình.

Không phải khuynh hướng hay đổ thừa của chúng ta là không đúng đâu. Trong những điều phàn nàn của chúng ta cũng có một chút xíu sự thật đấy. Nhưng đó là một phần của vấn đề. Luôn luôn chúng ta có thể chứng minh với chính mình tại sao cái “phiên bản” phàn nàn của mình là đúng đắn. Và điều đó lại giúp cho “trò chơi đổ thừa” cứ tiếp diễn. Trong khi đổ thừa, chúng ta tách mình ra khỏi giải pháp, tức là điều đang nắm giữ và chi phối vận mệnh của mình. Cũng dễ đổ thừa chuyện thiếu tập thể dục hoặc quán xuyến gia đình cho thời khóa biểu làm việc chật ních – thật khó lòng thú nhận mình đã không dành cho những việc đó chút ưu tiên nào.

Hầu hết những than phiền về thời gian không có vẻ kêu ca là lối gì. Chúng tế nhị lắm nữa kia. Cũng chính vì vậy khó mà nhận biết – và chấm dứt chúng.

Nếu bạn khiêm tốn nhận ra cả bạn nữa cũng thường rơi vào thói quen này, tức là bạn mở rộng cửa, dọn đường cho sự thành công và vui sướng dù bạn làm bất cứ việc gì. Một khi bạn thấy rằng chính bạn nắm giữ vận mệnh đời mình, cuộc sống của bạn sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu đầy thành công và kỳ thú.

Tôi thích thú nhận thấy khái niệm này rất hữu ích cho đời sống của tôi và thực sự ngạc nhiên với những gì mình phát hiện. Chính quyết định vất bỏ thói quen “đổ thừa” đã cho phép tôi tự làm chủ đời tôi và sống trọn vẹn những ước mơ của mình. Tôi nghĩ rằng nó cũng mang lại hiệu quả như thế với bạn nếu bạn dành cho nó một cơ hội.

Richard Carlson
Nguyễn Huỳnh Điệp biên dịch

No comments:

Post a Comment

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References