Những lời khuyên…không nên theo!

Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, thế giới có thể không ngẫu nhiên ném tiền vào bạn nhưng bạn luôn có thể nhận được vô số lời khuyên về tài chính…miễn phí! Tuy nhiên, không phải mọi lời khuyên đúng đều đã...tốt!

Tôi là một người Việt Nam trẻ tuổi, bắt đầu bước chân ra cuộc sống. Có rất nhiều lời khuyên tôi nhận được từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…trong đó có “Những lời khuyên…không nên theo!” của tác giả Jonathan Clements trên tạp chí Wall Street Journal ngày 1/7/2007. Có thể những lời khuyên này dành cho các bạn trẻ ở Mỹ và các nước phương Tây, nhưng tôi hi vọng những người trẻ như tôi, như các bạn cũng có thể rút ra được những điều suy ngẫm. Xin được chia sẻ cùng bạn đọc.

Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, thế giới có thể không ngẫu nhiên ném tiền vào bạn nhưng bạn luôn có thể nhận được vô số lời khuyên về tài chính…miễn phí!

Lấy ví dụ, bạn sẽ không nghi ngờ nếu ai đó khuyên bạn hãy biết giữ tiền cẩn thận, biết để dành một khoản khi về già, và đừng có dại mà vung tay tiêu tiền trong thẻ tín dụng. Đó hoàn toàn là những lời khuyên đúng...nhưng chưa hẳn đã tốt. Bao gồm 4 lời khuyên thông dụng sau đây:

1. ĐỂ DÀNH TIỀN

Nếu bạn vừa ra trường, bạn có thể có hàng núi dự định phải tiêu tiền, bao gồm: Mua xe, mua nhà và lại còn muốn nhúng tay vào việc đầu tư, kinh doanh nữa…Nhưng theo một vài chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, hạng mục đầu tiên trong danh sách tài chính của bạn phải là để dành một khoản tiền đủ chi trả trong vòng 6 tháng, khoản tiền này có thể cất dấu trong ngân hàng hoặc…mua trái phiếu nhà nước.

Phản biện: Hãy thành thực. Đây là một lời khuyên ngu ngốc nhất, không thực tế nhất, và tôi có thể khẳng định là vô cùng kém nhạy cảm. Ngay cả khi bạn dành hẳn 10% thu nhập sau thuế thì bạn cũng phải mất đến 4 năm hoặc hơn để dành dụm đủ tiền sống trong 6 tháng. Cho đến khi bạn có dành được đủ số tiền đó để đầu tư vào một lĩnh vực an toàn thì lấy gì đảm bảo bạn sẽ kiếm đủ tiền để sống cho phần đời còn lại?

Nghe tệ phải không? Thậm chí còn tệ hơn thế nữa bởi trong khi bạn đang chắt chiu tích góp thì bạn đã bỏ lỡ biết bao cơ hội đầu tư có thể ra khối tiền và có khi còn đủ tiền cho bạn mua nhà cũng nên.

Lời khuyên: Hãy quên việc để dành tiền đi. Thay vào đó, chỉ cất đi một khoản cố định dùng làm lương hưu về sau. Sau đó, cất khoản tiền này vào ngân hàng ưu đãi nhất. Nếu bạn vẫn còn tiền để tiết kiệm hàng năm, thì hãy để chúng vào một tài khoản lưu động để có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Nếu bạn cần tiền gấp, trước tiên hãy lấy tiền trong tài khoản lưu động. Bạn cũng có thể “vay” ở tài khoản lương hưu. Thêm nữa, ở tài khoản lưu động, bạn có thể được rút tiền bất cứ lúc nào mà không cần phải trả thuế hay các khoản tiền phạt như ở tài khoản lương hưu.

Bạn có thể sử dụng cả 2 tài khoản này để mua nhà. Một khi bạn đã mua được nhà, thì bạn có thể sử dụng nó như tài sản thế chấp khi cần.

2. MUA NHÀ LỚN

Điều này làm tôi nghĩ đến một thói quen của những người trẻ khi họ ở vào tuổi 20: Mua nhà càng to càng tốt.

Tôi cũng khá đồng cảm với gợi ý này. Nếu bạn lập nghiệp từ sớm và bạn kỳ vọng trong thương lai gần bạn sẽ kiếm được những món tiền lớn, bạn sẽ có ý muốn mua nhà càng to càng tốt.

Tuy vậy, trên tất cả, nếu bạn chỉ đủ tiền mua một “mảnh đất cắm sào” rồi sau đó nhanh chóng bạn thấy chán nó. Vậy là bạn sẽ phải xoay sở tìm cách kiếm thêm tiền để một ngày được dọn đến một ngôi nhà khác, tốt hơn. Đó còn chưa kể nếu bạn mua ngay căn nhà lớn, bạn có thể phải tốn thêm 5% hoặc 6% tiền hoa hồng, tiền làm văn tự giấy tờ, phí thuê luật sư, vận chuyển và nhiều chi phí khác.

Đừng, tuy nhiên, đừng hiểu nhầm ý tôi muốn nói. Tôi không tán thành luận điểm cho rằng đầu tư bất động sản là cách đầu tư khôn ngoan nhất, rằng bạn nên mua những căn nhà càng lớn càng tốt hoặc có càng nhiều khoản thế chấp càng tốt.

Vay mượn một khoản tiền lớn để mua một căn nhà lớn không cần thiết là một cách sử dụng đồng tiền ngu ngốc. Chính bạn đặt lên vai mình gánh nặng phải trả nợ hàng tháng và sống cuộc sống lo lắng nợ rồi còn phải chi tiêu hàng tháng, thuế đất, bảo hiểm nhà…Vậy là khi mua căn nhà đầu tiên, bạn chỉ cần phấn đấu mua được một chỗ đủ ở cho gia đình có thể sống vui vẻ trong một thời gian trước mắt.

3. SỐNG THẬT SỰ

Những người trẻ tuổi thường sẵn sàng bỏ tiền ra để mua bảo hiểm nhân thọ với lập luận rằng so như thế còn là rẻ so với những gì họ nhận được từ các hãng bảo hiểm: Sự an tâm, ổn định, mà cũng coi là một khoản đầu tư.

Đừng làm như vậy. Tiền bỏ ra để có cảm giác an toàn trong điều kiện kinh tế cụ thể, với những điều khoản đảm bảo do một công ty uy tín đứng ra ký kết cũng là một loại đầu tư nghiêm túc. Tuy nhiên, với những người trẻ tuổi, có lẽ những điều khoản đảm bảo tính ổn định này thật sự không cần thiết.

Hãy nhớ lý do chính của việc mua bảo hiểm nhân thọ là để bảo vệ gia đình, còn bạn, một người trẻ tuổi thậm chí còn chưa có gia đình, chưa có con cái thì mua bảo hiểm để làm gì?. Và ngay cả khi bạn đã kết hôn và có con nhỏ thì chắc chắn bạn sẽ vẫn còn những khoản khác phải lo. Cách rẻ nhất để có thể bao trọn mọi việc là làm việc với một kế hoạch lâu dài, sẵn sàng với cái chết, thế thôi.

Khoản phí bảo hiểm cho loại bảo hiểm tính mạng cũng có lãi xuất giống như một tài khoản đầu tư. Nhưng vì phí cho loại bảo hiểm này khá cao, vì vậy bạn phải chi tiêu tằn tiện trong cuộc sống hàng ngày, điều đó có nghĩa là gia đình trẻ của bạn cũng không phải được “bảo vệ” một cách hoàn toàn. Hơn thế nữa, nếu bạn bỏ tiền ra mua bảo hiểm nhân thọ thì lại không còn tiền để riêng vào 2 tài khoản dành cho lương hưu và tài khoản lưu động ở trên. Vậy là những cơ hội kinh doanh có thể bị bỏ lỡ.

4. CHƠI CHỨNG KHOÁN

Các bạn trẻ thường được khuyến khích sử dụng tất cả các nguồn lực để xông pha vào thị trường chứng khoán. Họ còn trẻ, họ có thời gian để thử sức và đứng dậy sau các cuộc khủng hoảng thị trường. Đó là một lời khuyên tốt - về lý thuyết.

Trong thực tế, tôi có một vài cảnh báo. Không ai muốn mạo hiểm dốc hết vốn vào một phiên giao dịch rồi sau đó ngồi hoang mang, tự gạt mình rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn trong phiên giao dịch tiếp theo. Nếu bạn là một "tay mơ" trên thị trường, có rất nhiều hiểm nguy rình rập, nhất là khi bạn chưa từng có kinh nghiệm trên thị trường nhiều sóng gió này.

Lời khuyên: Hãy chỉ bắt đầu chơi chứng khoán với 60% vốn và giữ lại 40%. Nếu cảm thấy việc kinh doanh thuận lợi, bạn có thể tăng vốn đầu tư lên 85% hoặc 95% tổng số vốn bạn có sau 1 hoặc 2 năm.

Những nhà đầu tư trẻ thường bị đánh giá là những người có nhiều tham vọng, ham làm giàu. Đầu tư vào cổ phiếu blue chip có thể giúp bạn giàu nhanh nhưng chỉ mang tính ngắn hạn. Trải qua thời gian mà bạn vẫn đứng vững trên thị trường mới là điều tôi hi vọng.

Không may, có những run rủi khiến cho niềm hi vọng của tôi không phải lúc nào cũng trở thành sự thực. Qua nghiên cứu cho thấy bạn sẽ thu được nhiều tiền nhất không phải thông qua việc mua bán cổ phiếu mà là do công việc kinh doanh hàng ngày của bạn mang lại.

Tuy nhiên, tôi không đang đặt lên vai các bạn trẻ gánh nặng về lợi nhuận, tiền bạc. Thay vào đó, hãy bắt đầu kinh doanh bằng cách xây dựng một danh mục đầu tư đa dạng gồm cả mua bán cổ phiếu lẫn đầu tư kinh doanh. Đồng thời xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng của mình ra ngoài nước Mỹ. Nếu sau này bạn vẫn muốn trở thành nhà đầu tư chứng khoán thì hãy đến gặp tôi. Tuy nhiên, điều ưu tiên hàng đầu bây giờ của bạn vẫn phải là tự mình xây dựng sự nghiệp kinh doanh và luôn có ý muốn nâng cao chất lượng hàng hoá và đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài.

Hải Dương (Theo WSJ)
Nguồn: TuanVienam.net

No comments:

Post a Comment

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References