Từ một nhà kinh doanh BĐS thành thợ làm bánh Pizza

Gác lại sự nghiệp 10 năm kinh doanh bất động sản, Mc Gown thực sự đã để lại những bài học chuyển nghề quý báu khi anh quyết định chuyển sang kinh doanh bánh Pizza.

Jim McGown muốn thay đổi công việc của mình. Vì vậy anh đã mua một quán rượu, học hỏi kinh nghiệm từ những người dân địa phương và mở cửa hàng ăn.

Cách đó không lâu, Mc Gown tốt nghiệp khoa toán tại trường đại học Miami, đang sở hữu thị trường bất động sản trên khắp Brooklyn. Nhưng trong 3 năm qua, anh đã gác sự nghiệp 10 năm kinh doanh bất động sản sang một bên và bước vào môi trường kinh doanh bánh Pizza truyền thống.

Cuộc hành trình của Mc Gown bắt đầu bằng việc mua lại P.JHanley, một quán rượu mà chính anh là khách quen trong nhiều năm. Nó thuộc vùng Ai Len trong khu vực lân cận Carroll Gardens.

Thị trường bất động sản đang trong tình trạng sụt giá, Mc Gown mua quán bar và quyết định chuyển hướng kinh doanh.

Tình cờ và may mắn là chiến lược kinh doanh nhà hàng của Mc Gown cũng được áp dụng giống như khi kinh doanh bất động sản, và chính điều đó đã giúp anh thành công. “Đầu tiên khi mới bắt đầu kinh doanh, tôi không nắm bắt được khu đất nào sẽ được giá từ những khu kém hơn. Vì thế tôi đã mua tất cả có thể”. Anh nói “Trong 5 năm tôi sẽ biết được điều đó nếu tôi có một khu đất tốt”.

Học hỏi từ những kinh nghiệm

Mc Gown quyết định đầu tư thêm 200 nghìn đô vào việc cải thiện khu vực ăn tối ngay sát P.J.’s, và sửa sang lại lò nướng bánh Neapolitan của thế kỷ 19.

Anh đã đem hết huyết của mình vào vùng đất Italia rộng lớn, đã từng tràn ngập không khí làm bánh Pizza truyền thống, nơi anh mong muốn học hỏi nghệ thuật và kinh nghiệm. Và chính anh đã chia sẻ rằng mình đẫ học được những bí quyết làm bánh từ những chuyên gia hàng xóm làm bánh kì cựu.

Mc Gown thực sự học hỏi và nắm bắt rất nhanh các kỹ thuật làm bánh. Anh coi đó cũng như đánh gôn. Bạn say mê nó ngay lập tức và sau đó dành cả đời để trở thành một người làm bánh giỏi.

Cửa hàng Brooklyn Pizza khai trương tháng 5 và đã tạo được sự chú ý của người dân xung quanh. Tiếng lành đồn xa. Thời báo New York đã dành cả một một khu "đất" cho bài biết về cửa hàng này với một tấm biển lớn và những lời ca ngợi tuyệt vời. Chẳng bao lâu mọi người dân từ Manhattan, New JerseyConnecticut đều đến và thử món bánh nổi tiếng này. Mc Gown ước đoán trong năm đầu tiên kinh doanh, cửa hàng đem lại khoản lợi nhuận từ 300 - 400 nghìn USD.

Tập trung làm tốt một việc

Mc Gown không phải luôn luôn may mắn. Trước khi thành công với cửa hàng Brooklyn, ông đã mua du thuyền Bulfinch năm 2005. Sau 2,5 năm, thua lỗ khoảng 1 triệu USD, anh đã ngừng kinh doanh nó.

“Đó là bài học lớn đối với tôi”. Mc Gown nói: “Tôi nghĩ đó là địa điểm tốt nhưng tôi không nắm bắt được thị trường. Sau 6 tháng tôi nhận thấy công việc kinh doanh không phát triển. Tôi đã mất khá nhiều tiền nhưng cũng học được rất nhiều kinh nghiệm từ nó."

Mc Gown đã áp dụng được bài học: Mọi người nghĩ rằng họ có thể làm được nhiều điều. Thực tế bạn nhận ra việc mình mình làm không giúp cho bạn nhiều lắm. Nó đơn giản và phức tạp. Bạn nên làm việc bạn cho là tốt. Tương tụ như thế, Mc Gown nhận ra việc một thực đơn nhiều món, nhiều hương vị không phải sẽ giúp anh thành công.

Kỳ vọng phù hợp với khả năng

Mc Gown chỉ làm một loại bánh Pizza: một món bánh classic margherita được phục vụ trên những con tàu làm bằng gỗ sồi.

Mc Gown quyết định chỉ bán một loại pizza duy nhất. Quyết định đó được đưa ra khi ông nhận thấy mình sẽ không phải nhớ loại bánh pizza nào cho loại bàn nào.

Trong số những bài học anh học được từ khi bắt đầu kinh doanh đồ ăn, anh cho rằng điều quan trọng nhất là không nên kỳ vọng quá lớn: "Khi khách đến nhà hàng, tôi muốn họ cảm thấy đó là món pizza ngon nhất mà họ từng được ăn.”

Mc Gown cho thêm vào lò nướng những chiếc bánh cookie socola với công thức làm từ một người bạn gái cũ. “Người ta bàn tán xôn xao về Pizza”. Anh nói. “Họ sẽ đến ăn bánh một tuần 3 lần. Ở New York nếu họ biết có một tiệm bánh pizza ngon thì họ sẽ ngang qua thành phố. Chúng tôi có bánh pizza và bánh cookie socola. Chúng tôi cũng có thể làm rau xà lách nhưng chúng tôi làm những chiếc bánh Pizza và bánh quy ngon nhất”.

Hai năm trước ông mua một quán bar cũ mà chủ yếu là khách Ai Len xa quê. Một quán bar cũng phục vụ bánh Pizza lò nướng. Và ông dự định mở thêm một vài cửa hàng nữa.

Trong số những bài học Mc Gown đúc kết được từ khi bước vào sự nghiệp kinh doanh nhà hàng, anh cho rằng có lẽ điều quan trọng nhất là đặt kỳ vọng phù hợp với khả năng. “Khi mọi người ra về, tôi muốn họ nói rằng: "Đó là chiếc bánh Pizza và bánh quy cookie socola ngon nhất mà tôi từng ăn"".

Nguồn: NLĐ

John Tu, ông chủ thương hiệu Kingston

Được mệnh danh là “ông vua” của các loại ổ nhớ di động, John Tu - “cậu học trò nổi loạn” gốc Trung Quốc - đã khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ khi kiến tạo thành công thương hiệu Kingston cùng khối tài sản cá nhân 2,5 tỷ USD.

Cách đây gần một năm, giới kinh doanh công nghệ thông tin của thế giới đều bị thu hút bởi sự kiện Kingston Technology Company Inc. kỷ niệm 20 năm thành lập. Với tầm hoạt động tại 60 quốc gia cùng số lượng nhân viên lên tới 4.500 người, năm 2007, tổng doanh thu từ các sản phẩm ổ nhớ di động, máy chủ, máy in và máy nghe nhạc của Kingston Technology đã đạt mức kỷ lục 4,5 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2006 và 20% so với 9 năm trước đó.

Kingston Technology cũng là một trong số ít các doanh nghiệp được Tạp chí Forbes bầu chọn là “Doanh nghiệp tư nhân có tốc độ tăng mức thu nhập nhanh nhất của Mỹ”, và được iSuppli trao danh hiệu “Nhà sản xuất ổ nhớ di động số 1 thế giới tại thị trường thứ 3 trong 4 năm liên tục”.

Ngoài ra, từ 1998 tới 2002, Kingston Technology liên tục lọt vào danh sách “100 Best Companies to Work for in the United States” do Tạp chí Fortune bầu chọn; đồng thời Kingston cũng ghi tên mình vào Top 500 công ty tư nhân lớn nhất tại Mỹ của tạp chí uy tín Forbes liên tiếp trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Chiến lược kinh doanh đơn giản nhưng hiệu quả

Tiên phong trong công nghệ, liên tục hoàn thiện sản phẩm và luôn biết tận dụng triệt để cơ hội kinh doanh là một trong những cách thức tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất của John Tu. Dịp Euro 2008 vừa qua, bằng một bước đi đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu của John Tu, Kingston Technology Company Inc. đã thực hiện thành công chiến lược quảng bá thương hiệu tới hàng triệu người hâm mộ bóng đá.

Để chắc chắn thực hiện thành công chiến dịch quảng cáo “Vienna 2008 - Con đường tới trận chung kết”, Kingston Technology Company Inc. đã tiến hành chương trình liên kết với Công ty marketing quốc tế Licensing Agency của Jill Goldworn và Denis Huré. Theo đó, dưới sự hỗ trợ của Licensing Agency, khi khách hàng mua những chiếc USB 2GB mang tên “DataTraveler Vienna” của Kingston trong dịp Euro sẽ đều được nhận một phần quà là những nội dung đặc sắc về các trận đấu, các cuộc phỏng vấn cầu thủ và huấn luyện viên nổi tiếng.

Mặc dù không mang lại giá trị vật chất lớn, song hiệu quả đạt được của chiến dịch quảng cáo này lại vượt khỏi sự mong đợi của
Kingston nhờ đánh đúng tâm lý của những người hâm mộ môn thể thao vua. Theo đánh giá của Giám đốc marketing khu vực châu Âu của Kingston, đồng thời cũng là người được giao trực tiếp tiến hành chương trình này, thì “việc mang đến cho người hâm mộ bóng đá những thời khắc, những sự kiện của kỳ Euro đã tạo được sự gắn kết bền lâu của người tiêu dùng khắp châu Âu với các sản phẩm ổ cứng di động của Kingston”.

Còn theo lời Giám đốc phụ trách phân phối sản phẩm của The Licensing Agency, ông Erik Haugen, “chỉ cần thông qua một sự kiện bóng đá, một lần nữa, Kingston đã nâng cao được tầm ảnh hưởng cho các sản phẩm của mình trước người tiêu dùng. Đây có thể là một trong những bước chuẩn bị cho những thành công tiếp theo của
Kingston trên thị trường ổ cứng di động thế giới trong thời gian tới”.

Trưởng thành từ một “cậu học trò nổi loạn”

Nhiều người chưa biết rằng John Tu từng là một cậu học trò nổi loạn, một người con bất trị của một cố Bộ trưởng Bộ Văn hóa dưới chế độ Tưởng Giới Thạch. John Tu sinh ngày 21 tháng 08 năm 1941 tại Trùng Khánh, Trung Quốc. Năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông tiến hành thành công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, John Tu và gia đình phải chạy sang Đài Loan cùng với chính quyền của Tưởng Giới Thạch.

Có lẽ do trưởng thành trong thời kỳ hỗn loạn của lịch sử đất nước với hoàn cảnh gia đình như vậy nên ngay từ khi còn là một học sinh trung học, John Tu rất ngỗ ngược. Mặc dù có điều kiện tốt nhưng John Tu lại không hề chú tâm vào học tập.

Với cá tính tinh nghịch, bướng bỉnh và ham chơi, John Tu hầu như không tiếp thu được một môn học nào trên lớp học; thay vào đó, cậu chỉ dành thời gian đi chơi bi-a, tụ tập cùng bạn bè. Thậm chí, John Tu còn tỏ ra khinh thường thầy giáo cùng những kiến thức được giảng dạy trên lớp. Sau này, khi được hỏi về những kỷ niệm thuở học trò nông nổi của mình, John Tu từng thú thật: “Khi còn ở trường trung học, tôi thấy việc học tập thật nhảm nhí”.

Như một hệ quả tất yếu, John Tu dần tự loại mình ra khỏi danh sách của lớp học và cuối cùng, cậu đã bị trượt trong kỳ thi tốt nghiệp. Thế nhưng, một chuyện xảy tới mà đến giờ John Tu cũng không thể lý giải nổi, đó là “bỗng nhiên tôi trở thành một con người khác hẳn... Tôi lại muốn đi học trở lại”. Tuy nhiên, với điểm số và những gì John Tu thể hiện khi còn ở trong trường, không một trường đại học danh tiếng nào ở Đài Loan có thể mở rộng cánh cửa với cậu.

Không còn cách nào khác, John Tu mong muốn làm lại từ đầu ở nước ngoài, đặc biệt là miền đất hứa Mỹ; nhưng tốt nghiệp trung học là yêu cầu đầu tiên cho việc cấp visa sang Mỹ. Nguy cơ phải đi lính nghĩa vụ buộc John Tu phải đi ra nước ngoài càng sớm càng tốt; và Bremen, Germany - nơi John Tu có người cậu làm chủ một quán ăn Trung Hoa - là lựa chọn tối ưu của người thanh niên trẻ.

Tới Đức với bao hoài bão và hy vọng, John Tu gần như bị suy sụp hoàn toàn khi thấy rằng người cậu của mình cũng không thể giúp được gì. Sau vài năm làm việc tại nhà hàng, những gì John Tu tích lũy được cũng chỉ là vài từ tiếng Đức và vốn kiến thức xã hội nghèo nàn không đủ để ghi danh vào bất cứ trường đại học nào. Thất vọng tràn trề nhưng Tu cũng không thể trở về Đài Loan với hai bàn tay trắng của một kẻ bại trận.

Bỏ việc ở nhà hàng, ngay lập tức, John Tu bước ra ngoài phố và với thứ tiếng Anh bập bõm, cậu hỏi đường tới nhà thờ. Tu đã gặp may vì người đàn ông đó đã chỉ cho cậu tới gặp một vị linh mục đã sống ở Trung Quốc 30 năm trước đây.

Với sự giúp đỡ của vị linh mục, Tu được gửi tới học tiếng Đức ở một nhà thờ. Sau 3 tháng tập trung học tiếng vất vả, những tưởng đã có thể ghi danh đi học kỹ sư điện, nhưng John Tu nhận ra rằng, cậu vẫn phải mất thêm 2 năm thực hành trước nếu muốn thực sự vững vàng. Hai năm học việc ở một thị trấn nhỏ ở
Kiel thực sự là khoảng thời gian khốn khó với John.

Cậu vừa phải thích ứng với những người Trung Quốc không còn biết gì về đất nước sinh ra mình, nhưng lại vẫn mang trong họ phong cách sống của người Á Đông điển hình trên đất Âu; vừa phải chống chọi với mùa đông giá rét nơi đây khi cứ mới 4 giờ sáng, John đều phải rửa mặt với nước đã đóng băng trong xô.

Căn gác xép cậu thuê còn không có nhà tắm, và John chỉ có thể xa xỉ một lần đi tắm giặt mỗi tuần tại nhà tắm công cộng. Thời gian sau đó, khi học tập tại trường Đại học
Darmstadt, John Tu tiếp tục phải trải qua rất nhiều khó khăn và cực nhọc do không nhận được bất kỳ khoản học bổng nào. Tuy nhiên, khác với thuở còn học trung học, Tu vẫn kiên trì theo học vì cậu cảm thấy đây là món nợ phải trả cho cha mẹ.

Bước ngoặt trong cuộc đời của John Tu tới vào mùa hè năm 1966, khi vẫn còn đang học, ông tới thăm chị gái tại Mỹ. “Khi tôi vừa đặt chân tới
New York, tôi đã thấy yêu ngay đất nước này. Cảm nhận đầu tiên là không ai coi tôi như người ngoại quốc”, John Tu nhớ lại. Quả thực, trải nghiệm này thực sự khác biệt so với ở Đức; và Tu đã quyết định sẽ tới Mỹ ngay sau khi tốt nghiệp.

Xây dựng thành công thương hiệu Kingston

Sau nhiều năm học đại học, tới Mỹ, John Tu bỗng nhận ra rằng trở thành kỹ sư điện giờ đây không phải là niềm ham thích của ông. Với quan niệm “Cho dù bạn có làm gì, bạn cũng nên là người xuất sắc nhất”, rất thản nhiên như bao lần trước đó: “Tôi khám phá hướng đi mới”, John Tu chia sẻ. Sự khởi đầu mới của John Tu là cửa hàng bán đồ lưu niệm
Scottsdale. Các mặt hàng bày bán trong cửa hàng chỉ là những mặt hàng trang sức mỹ ký lẻ nhập từ Đài Loan.

Qua một năm kinh doanh, Tu nhận thấy hàng bán cũng khá chạy, nhưng lợi nhuận thu được chẳng đáng là bao so với công sức bỏ ra vì chỉ riêng tiền thuê cửa hàng đã chiếm một phần quá lớn trong doanh thu. Do đó, John Tu đã quyết định đi vay thế chấp ngân hàng khoản tiền 50 nghìn USD để mua đất và thế chấp bằng chính mảnh đất đó. Nơi đây, John Tu định sẽ xây dựng trung tâm bán lẻ. Thật may mắn, giá bất động sản tại
Arizona sau đó tăng vọt đã mang lại cho John Tu những khoản lợi nhuận kha khá cùng một nguồn cảm hứng đối với lĩnh vực kinh doanh.

Những năm đầu thập niên 80 chứng kiến sự phát triển bùng nổ của thị trường công nghệ thông tin tại Mỹ. Những tên tuổi như Apple, IBM hay Microsoft bắt đầu tung ra những sản phẩm computer để chiếm lĩnh thị trường. Nhận thức được đây là một trong những cơ hội để phát triển kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, John Tu đã cùng với người bạn gốc đồng hương David Sun thành lập nên doanh nghiệp công nghệ thông tin Camintonn Corpoation.

Thời gian đầu mới được thành lập, căn cứ vào xu thế chung của thị trường, John Tu và David Sun tập trung hướng doanh nghiệp vào nhập và phân phối lẻ một số loại computer và thiết bị thay thế. Tới năm 1987, nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh đang đi theo chiều hướng thuận lợi, John Tu và Divid Sun bán Camintonn Corpoation và chính thức thành lập nên Công ty Kingston Technology.

Tham vọng sẽ tạo bước đột phá trong dòng sản phẩm ổ nhớ, sớm xây dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường công nghệ thông tin của Mỹ vốn đang nóng lên bởi sức ép cạnh tranh của các tên tuổi lớn, bên cạnh việc phân phối lẻ computer và các loại thiết bị phụ trợ, John Tu đã chủ động đầu tư chuyên sâu vào sản xuất ổ nhớ.

Không lâu sau đó, John Tu tìm kiếm được bản hợp đồng lớn cung cấp 50 nghìn modul ổ nhớ SIMMs cho Everex Computers, mang lại cho Kingston Technology những khoản lợi nhuận lớn đi đôi với uy tín trên thị trường công nghệ thông tin của Mỹ. Chỉ sau đúng 1 năm thành lập, Kingston đã đạt được tốc độ phát triển bùng nổ với số tài sản lên tới 12 triệu USD.

Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, yếu tố được John Tu coi trọng hàng đầu và cũng là một bí quyết thành công của cá nhân ông cũng như thương hiệu
Kingston là nguồn nhân lực. Luôn đòi hỏi khắt khe trong công việc nhưng John Tu cũng là một nhà quản lý phóng khoáng đối với nhân viên. Năm 1996, khi John Tu chuyển nhượng thương hiệu Kingston cho SoftBank Corporation với mức giá 1,5 tỷ USD, ông không ngần ngại trích ra 100 triệu USD để thưởng cho nhân viên.

Bằng phương pháp quản lý độc đáo của mình, John Tu đã thu hút và phát huy được tối đa hiệu quả của đội ngũ nhân viên tài năng trong cả mảng kinh doanh lẫn nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới. Đây cũng là lời giải đáp hợp lý nhất cho việc Kingston liên tục đạt tốc độ phát triển cao, dịch vụ hoàn hảo, đoạt nhiều giải thưởng lớn, khẳng định vị trí thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin của thế giới từ thập niên 90 tới nay.

Mạnh Tuấn (VnEconomy)

Nuôi trùn quế cho thu 500 triệu đồng/năm

Anh Bàng giới thiệu quy trình đóng gói và bảo quản trùn tươi.
Tới thăm trang trại của anh Nguyễn Công Bàng ở xã Phạm Văn Cội (Củ Chi - TP. Hồ Chí Minh), nếu không nhìn vào tấm biển “Trại trùn Nguyễn Công Toại”, nhiều người sẽ nghĩ đây là quán cà phê vườn bởi rặng cây ăn trái um tùm, rợp bóng, không hề ngửi thấy “mùi đặc trưng” của nghề nuôi trùn (giun). Càng ngạc nhiên hơn khi được gia chủ tiết lộ, trang trại này đạt doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm.

Năm 2006, một lần tình cờ, anh Bàng đọc được bài báo viết về lợi ích của trùn quế cũng như hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi trùn đem lại. Tò mò và thích thú, anh tìm cách gặp và làm quen với TS. Nguyễn Văn Bảy, người đầu tiên nghiên cứu và đưa trùn từ Ôxtrâylia về Việt Nam, để tìm hiểu thêm về loài sinh vật này. Là giáo viên Trường PTTH Nguyễn Chí Thanh (Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh), dù khá bận rộn với công việc nhưng những thông tin về trùn quế đã thôi thúc anh quyết tâm nuôi thử.

Nghiên cứu qua sách báo và nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS. Bảy, anh Bàng hào hứng “rước” trùn về nuôi. Gia đình có 6.000m2 đất, anh dành 200m2 xây chuồng cho trùn; diện tích còn lại, anh trồng các loại cây ăn trái và nuôi gia cầm. Nhờ tìm hiểu kỹ về đặc tính sinh học, cách chăm sóc trùn quế, ngay vụ đầu tiên, anh đã thu được kết quả khả quan. Sau mỗi vụ nuôi (khoảng 45 - 60 ngày), anh lại đúc kết kinh nghiệm để áp dụng cho lứa tiếp theo, đồng thời tích cực mở rộng quy mô chuồng trại. Tới nay, sau hơn 2 năm nuôi trùn, trang trại Nguyễn Công Toại (tên con trai anh Bàng) có khu nuôi trùn trên 2.000m2, đạt doanh thu 500 triệu đồng/năm.

Hướng đến quy trình sản xuất khép kín và quy mô, đầu năm 2008, anh Bàng thành lập Công ty TNHH Hải Vương, đồng thời đầu tư máy móc xử lý, đóng gói và bảo quản trùn để cung cấp cho thị trường. Anh cho biết: “Hiện, đầu ra của trùn giống và trùn thịt khá ổn định bởi nhu cầu thị trường rất cao. Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng cho các ngành chế biến, chúng tôi đã lắp đặt thiết bị sấy và nghiền trùn thành dạng bột để thuận tiện cho người sử dụng. Riêng nguồn phân trùn, chúng tôi dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh và thức ăn chăn nuôi”. Để chứng minh cho niềm tin vào định hướng phát triển trùn quế, anh cho chúng tôi xem kết quả xét nghiệm hoá lý - vi sinh trùn sấy khô đã được kiểm nghiệm tại Viện Pasteur (TP. Hồ Chí Minh), tháng 4/2008. Theo đó, trùn quế chứa tới 390 lượng vi chất khác nhau, nổi bật là hàm lượng protein 60,9%; đạm toàn phần 9,74%; đường 3,8%; ngoài ra còn chứa canxi, sắt, phốtpho, lưu huỳnh, xơ... Cũng theo anh Bàng, phong trào nuôi trùn quế ở nước ta khá phát triển, số người nuôi lên tới hàng ngàn. Nhưng để trở thành nghề đem lại thu nhập cao, ổn định, người nuôi trùn luôn mong muốn có cơ quan quản lý cấp nhà nước hoặc một câu lạc bộ để họ có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và nắm bắt thông tin phục vụ cho công việc sản xuất, kinh doanh của mình.

Đưa chúng tôi thăm trang trại, anh Bàng giải thích cho cách làm “chẳng giống ai” của mình: “Từ thực tế chăn nuôi tôi nhận thấy nếu thiết kế trại nuôi theo cách thông thường, tức nền trại được lát bằng xi măng thì trùn không phát triển tốt bằng sống trên nền đất. Cách làm này vừa giúp trùn lớn nhanh, vừa tiết kiệm chi phí xây dựng chuồng trại. Ngoài ra, để tăng trọng lượng, tôi cho trùn ăn thêm thức ăn tinh bột và chế phẩm sinh học EM do Viện Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh sản xuất. Vì vậy, khối lượng trùn trên một đơn vị diện tích ở trại Nguyễn Công Toại luôn cao hơn 20-30% so với cách nuôi thông thường, tương đương 1,2 -1,3kg trùn thịt/m2”.

“Có được thành công ngày hôm nay, tôi luôn biết ơn TS. Bảy, người đã giúp tôi và nhiều nông dân phát triển nghề nuôi trùn quế. Tôi mong được chia sẻ và sẵn lòng truyền đạt kinh nghiệm để bà con phát triển nghề này”, anh Bàng thổ lộ.

Hồng Đăng (KTNT)

Vn8x và cô điều hành…ham việc

Uyên Phương: “Tôi luôn muốn làm cái gì đó cho cộng đồng”.
Có một cô gái trẻ, tuổi 24, dù công việc bận rộn nhưng cô vẫn giữ vai trò trưởng ban điều hành các hoạt động của vn8x – một CLB dành cho các bạn trẻ.

Cô là người triển khai thực hiện dự án “Hạt giống lãnh đạo” nhằm tìm kiếm những tài năng lãnh đạo trẻ trong lĩnh vực kinh doanh – một dự án tâm huyết của cộng đồng doanh nhân TP.HCM. Cô bạn ấy tên Nguyễn Thúy Uyên Phương, sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam – Đà Nẵng, hiện là Phó giám đốc PACE – BOOK (thành viên của tổ hợp giáo dục PACE).

Từ biệt danh thời sinh viên

Đó là biệt danh “sinh viên ngàn đô” mà các bạn dành tặng cho Uyên Phương vì là sinh viên nhưng cô đã có thu nhập hàng trăm đô mỗi tháng. Số là từ nhỏ Phương đã được hướng theo nghiệp văn chương vì cả nhà vốn là dân văn: mẹ làm trưởng đại diện báo Giáo dục thời đại và Tài hoa trẻ khu vực miền Trung, hai dì là giáo viên văn…

Bản thân Phương cũng yêu thích văn chương, là học sinh giỏi văn được vào đội tuyển hẳn hoai. Đến lúc thi vào đại học, đậu cả hai trường: ĐH KHXH&NV TP.HCM và ĐH Ngoại thương TP.HCM thì Phương đã rẽ ngang chọn cho mình lĩnh vực kinh tế để “khẳng định mình”. Trong những năm ĐH Phương vẫn viết, viết đều tay với nhiều truyện ngắn đăng trên một số báo và ra được hai tập truyện ngắn là Tím ngắt bằng lăngVì em là nắng.

Thế đấy nhưng với Phương mục tiêu lớn mà cô muốn khẳng định vẫn là lĩnh vực kinh tế. Năm 4 ĐH Uyên Phương đã được chọn là quản trị viên tập sự của tập đoàn Nestle, sau khi hoàn thành khóa đào tạo Phương được giữ lại làm trợ lý giám đốc. Với công việc khá tốt, mức lương khá cao nhưng: “Mình luôn muốn làm một công việc mang tính cống hiến cho cộng đồng nên mình quyết định chuyển sang tổ chức PACE để làm”.

Làm công việc mới với vị trí Phó giám đốc PACE – BOOK khi tuổi còn khá trẻ nhưng Phương luôn tự tin và tự nhủ: “Mình sẽ làm tốt và sẽ cố gắng hơn nữa để cùng thành công với những người đồng nghiệp đầy tâm huyết của mình”.

Phương đang nhận nhiệm vụ Giám đốc điều phối dự án “Hạt giống lãnh đạo” vừa được cộng đồng doanh nhân TP.HCM thông qua dành cho các bạn trẻ có tài năng, có óc tổ chức muốn làm lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh.

Đồng thời Phương cũng là một trong những người đưa ra ý tưởng, Phương cho biết: “Chương trình này dành cho các bạn trẻ từ 21 – 25 tuổi, chương trình sẽ đào tạo (miễn phí) những người lãnh đạo doanh nghiệp tương lai. Với dự án này những người thực hiện mong muốn sẽ tạo ra một lớp người trẻ tài năng trong kinh doanh và sau khi thành đạt các bạn ấy sẽ “nhân bản tấm lòng” tiếp tục là cầu nối cho thế hệ đàn em”.

Dù ở vị trí nào Uyên Phương cũng thật khiêm tốn: “Mình chưa làm được gì nhiều, với Phương 50% thành công là sự giúp đỡ của mọi người”. Chia sẻ về những bước tiến của mình Phương bộc bạch: “Mình luôn nỗ lực trong tất cả mọi việc, còn cố gắng được thì phải cố gắng. Nhất là khi mình còn trẻ, phải biết ước mơ và khẳng định khả năng, thực hiện ước mơ của mình”.

Trong quá trình học ở trường Phương tâm niệm: “Học thật nghiêm túc đồng thời bổ trợ kiến thức thực tế qua việc đi làm thêm, tham gia các hoạt động Đoàn hội, tình nguyện cũng sẽ giúp mình vững vàng hơn”.

Vn8x và những event cho giới trẻ

Nói về vn8x (www.vn8x.com) Phương cho biết: “Từ khi trở thành một trong những người sáng lập và điều hành CLB Phương đã trưởng thành hơn hẳn”. Trưởng thành nhờ vào việc được hoạt động, được thể hiện mình. Tiêu chí của vn8x rất rõ ràng: là nơi tham gia làm việc của những ai khao khát phát triển bản thân. Vào đó những người thực sự say mê phát triển bản thân sẽ được làm việc một cách nghiêm túc với những phòng ban (online), tổ chức những event (sự kiện) cho giới trẻ. Những sự kiện như “8x - họ đã làm điều đó như thế nào?”, “Điều kỳ diệu của tinh thần đồng đội”…đã quy tụ khá nhiều bạn trẻ.

Qua đó các bạn sẽ được thể hiện mình, được phát triển bản thân để trưởng thành trong thực tế. Những event luôn có tính sáng tạo và yêu cầu là phải sáng tạo làm cho những người tổ chức phải có phương pháp tổ chức nghiêm túc và hiệu quả.

Chính vì vậy dù mỗi lần tổ chức event là một lần tốn thời gian, tiền bạc (tự chi) nhưng cái được của những người tham gia tổ chức mà Phương là trưởng ban điều hành là “mình sẽ được lớn lên”. Song cái được lớn nhất vẫn là những bạn trẻ tham gia những sự kiện của vn8x: “Các bạn chắc chắn sẽ học hỏi và trưởng thành rất nhiều”, Phương nói.

Tự nhận là người ham công việc và ham tình nguyện Phương đã trở thành một trong những thành viên không thể thiếu trong việc tạo ra ý tưởng, thực hiện ý tưởng của vn8x. Đó cũng là mơ ước của Phương: hướng đến cộng đồng, làm một chút gì đó cho sự phát triển đất nước. Thành công Phương nhìn lại và rút ra một điều như là triết lý dành cho chính mình: “Phải nghiêm túc nhìn nhận chính mình, ước mơ và đeo đuổi ước mơ của mình bằng năng lực mình có chứ không phải nói chuyện trên trời hay sống với ảo tưởng”.

Nguồn: Tuổi trẻ

Cô gái triệu đô

Với một khuôn mặt xinh xắn và khối lượng tài sản lên tới hàng triệu đô la. Catherine Cook- chủ nhân chính của website Myyearbook.com đang nổi đình đám trong giới tuổi teen Mỹ với những tính năng ưu việt, đối thủ chính của những “ông lớn” đáng gờm như MySpace hay Facebook đã trở thành một hiện tượng mới trong giới công nghệ thế giới.

1. Một ý tưởng ra đời từ sự ngẫu nhiên

Năm 2005, Catherine khi đó 15 tuổi và anh trai David 16 tuổi đã chuyển đến thành phố NewYork để theo học phổ thông. Đến một nơi xa lạ và mới mẻ như NewYork, vì chưa quen biết ai trong trường học nên hai anh em đã tìm đọc quyển kỷ yếu truyền thống của trường để biết thông tin về các bạn học của mình. Và cũng từ cuốn kỷ yếu này, một ý tưởng “triệu đô” đã ra đời.

“Vì sao những tấm ảnh, hồ sơ của bản thân hay bạn học trong lớp, trong trường không được đưa lên mạng? Trong hồ sơ này mọi người có thể tự post lên những bản nhạc mình yêu thích hoặc những sở thích cá nhân để giới thiệu cho mọi người cùng biết”. Ý tưởng xây dựng một website tương tác của hai anh em đã được người anh cả Geoff- một doanh nhân internet thành công ủng hộ và đầu tư 250,000USD. Lúc ra đời ý tưởng xây dựng website tương tác Myyearbook.com, Catherine Cook mới 15 tuổi. Cô cũng không ngờ rằng chỉ cần 3 năm sau, website này của anh em cô đã đứng thứ 3 của Mỹ về lượng truy cập và thu được hàng triệu đô la nhờ tiền quảng cáo.

2. Thành lập Myyearbook.com

Do người anh Geoff đã có kinh nghiệm và nhiều lần hợp tác thành công với những nhà lập trình Ấn Độ nên website Myyearbook.com hoàn toàn được phát triển tại Ấn Độ. Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của người anh cả, hai anh em Catherine và David đã học được rất nhiều từ cách lập trình đến các ý tưởng hoàn thiện web site cũng như cách tiếp thị sản phẩm sau này. Chính trong thời gian học và làm việc cùng với người anh trai và nhóm lập trình Ấn Độ, Catherine đã quyết định theo đuổi tới cùng công việc thú vị này.

Tháng 4 năm 2005, với nhiều tháng chuẩn bị, website Myyearbook.com đã chính thức được ra đời. Trong ngày đầu tiên, Catherine và David đã mặc những bộ quần áo của những nhân viên quảng cáo, đứng tại chính ngôi trường đang theo học để giới thiệu sản phẩm. Những học sinh tại ngôi trường Montgomeryở Skillman- New York nơi hai anh em đang theo học khi đó đã bị thu ngút ngay bởi dòng chữ ngộ nghĩnh trên…hai chiếc áo phông mà Catherine và David mặc: “Ai là cô gái xinh nhất trường? Ai là người học giỏi nhất trường. Điều đó sẽ được giải đáp trên Myyearbook.com”…

Sau đó, những người bạn học đang sử dụng Myyearbook.com đã đóng góp thêm rất nhiều ý kiến để mở rộng và hoàn thiện website. Hiện nay, một chức năng phổ biến nhất trên MyYearbook là "thách đấu", trong đó một user có thể chọn một item (nội dung) là một đội thể thao hoặc một chương trình truyền hình, rồi đấu với item của một user khác. Những người bạn sẽ bình chọn item nào tốt hơn và người chiến thắng sẽ nhận được tiền "ăn trưa ảo" có thể dùng để mua quà tặng ảo cho bạn bè trên website. Ngoài ra, nếu là thành viên bạn còn có thể sử dụng một số tính năng khác như: xem truyền hình, viêt nhật ký online ….

Hiện nay, số thành viên trên Myyearbook.com đã lên tới con số 10 triệu và mỗi tháng thu hút 3 triệu khách đến thăm. Chính vì lượng truy cập website rất lớn nên các nhà quảng cáo cũng bắt tay hợp tác với anh em nhà Cook. Mỗi năm, riêng tiền quảng cáo, Myyearbook.com đã thu được 1 con số kỷ lục là 10 triệu đô la Mỹ.

Năm 2007, nhìn thấy tiềm năng to lớn từ website dành cho lứa tuổi teen này mà quỹ đầu tư mạo hiểm từ U.S. Venture Partners và First Round Capital đã đầu tư vào đây một số tiền cũng lên mức kỷ lục 4.1 triệu USD.

Hiện nay mặc dù thành viên của Myyearbook.com mới chỉ đạt con số 10 triệu nhưng anh em nhà Cook đang hy vọng sẽ đuổi kịp con số 80 triệu thành viên của mạng xã hội danh tiếng MySpace. Một trang web tương tự là Facebook cũng đã có 7.7 triệu thành viên cũng đang nhắm đến việc chia sẻ lưu bút online. Đa phần thành viên của những mạng xã hội này là học sinh, sinh viên. Theo thống kê tại trường Tuckahoe High School, cứ 270 học sinh tại trường thì có 63 người sử dụng MyYearbook.com.

3. Chân dung về cô chủ nhỏ

Hiện nay, Catherine Cook là người điều hành chính và là giám đốc của trang web Myyearbook.com. Trong năm tới, Cook hi vọng biến MyYearbook thành công ty truyền thông trực tuyến lớn nhất của teen, được phát triển bởi tạp chí mới do người dùng viết và công cụ cho phép các học sinh bỏ phiếu cạnh tranh vào các chủ đề như gương mặt học sinh trung học đẹp nhất. Trong khi thực hiện dự án này, cô sẽ theo học lớp kinh doanh và marketing quốc tế tại Đại học Georgetown vào mùa thu này.

Mặc du lịch học và làm việc dày đặc cho đến hết ngày cuối tuần nhưng Catherine vẫn tham gia vào nhiều họat động của nhà trường như đúng lứa tuổi của mình. Hiện nay cô là thành viên của là thành viên của đội tuyển thể dục nhà trường và cũng như những sinh viên bình thường khác, Catherine cũng rất sợ…những kỳ thi. Tuy nhiên, với cương vị giám đốc của một trong những trang web lớn nhất nước Mỹ và là “sếp” của 30 nhân viên dưới quyền, Catherine vẫn luôn chứng minh cho mọi người thấy rõ rằng: “Không nên đánh giá năng lực con người chỉ qua tuổi tác”.

Nguồn: VietnamNetJobs

Jim McCann và những hạt giống cho thành công

Kinh doanh đang nở rộ đối với hãng cung cấp hoa nổi tiếng tại Mỹ, 1-800Flowers.com, nhưng dường như từng đó là chưa đủ với người sáng lập viên kiêm chủ tịch của hãng, Jim McCann.

*****

Khi bạn là chủ một doanh nghiệp nhỏ và đang phấn đấu để trở nên lớn hơn, cảm giác chán nản và thoái chí là rất dễ xảy đến - đặc biệt nếu bạn so sánh mình với các doanh nghiệp lớn hơn đang rất thành công. Nhưng việc nhớ rõ rằng hầu hết các doanh nghiệp lớn ngày nay đều bắt nguồn từ những hoạt động kinh doanh rất nhỏ sẽ vô cùng hữu ích cho tinh thần, cho suy nghĩ và cho việc hoạch định chiến lược của bạn.

Và với tinh thần đó, tất cả thành công đã đến với Jim McCann. Ông chính là người đã hình tượng hoá một ý tưởng bắt đầu từ lúc là một hạt giống cho đến khi thành một cây xum xuê.

Trên các quảng cáo truyền hình, McCann dường như trông giống một phát ngôn viên hơn là một người không e ngại nhúng tay vào những thách thức lớn nhất trong kinh doanh – nhưng đó chính xác là những gì McCann, 56 tuổi, làm mỗi ngày và kể từ khi khai trương của hàng hoa đầu tiên tại New York, Mỹ năm 1976. Trước đó, đây chỉ là một cửa hàng nhỏ có tên gọi là Flora Plenty.

Vậy khi mà hoạt động kinh doanh của bạn chỉ nhỏ như một hạt giống, làm thế nào bạn có thể trồng nó thành một chiếc cây lớn, đẹp đẽ và nở đầy hoa? McCann không tự thừa nhận một vài bí quyết nào đó, nhưng nhìn lại những ông đã làm, chúng ta sẽ thấy được không ít lời khuyên.

Trước tiên theo McCann, "Hãy sa thải bản thân bạn ngay, nhờ đó bạn có thể tuyển dụng những nhân viên thích hợp và tập trung làm những gì bạn có thể làm và nên làm". Khi khai trương cửa hàng hoa của mình, McCann đang điều hành một tổ chức phi từ thiện phi lợi nhuận dành cho các thanh thiếu niên vô gia cư, và ông thấy rằng gia đình sẽ gặp khó khăn về tài chính nếu ông tiếp tục theo đuổi công việc hiện tại.

Vì vậy, McCann đã thuê một vài người làm việc vào cửa hàng trong các ngày làm việc, và sau đó từ 9 giờ tối tới nửa đêm và trong các ngày cuối tuần, ông dành hết thời gian tại cửa hàng Flora Plenty.

McCann nhớ lại: "Vợ tôi gọi đó là quãng thời gian vắt kiệt sức lực. Nhưng cũng không quá tệ khi tôi không phải là người duy nhất tại cửa hàng". McCann nói về quãng thời gian buộc ông làm việc cả với các hệ thống và quy trình của kinh doanh, chứ không chỉ điều hành cửa hàng.

Theo McCann, rất thường xuyên, ông thấy nhiều chủ doanh nghiệp lao vào làm tốt nhất mọi công việc họ có thể làm, thay vì tạo ra một môi trường nơi mà những người khác có thể làm tốt hơn. Đó là một bài học rất quan trọng.

Rủi ro là một phần trong kinh doanh. Với McCann, việc tiếp tục đảm trách các công việc trong ngày tại tổ chức phi lợi nhuận và bắt đầu khởi sự một hoạt động kinh doanh khác sẽ giảm thiểu các rủi ro của ông. Nhưng sau 10 năm, khi McCann có khoảng 15 cửa hàng trong chuỗi thương hiệu cung cấp hoa Flora Plenty tại New York, ông đang tham gia vào một ván bài lớn hơn nhiều.

McCann cho biết đó là bước đi rủi ro nhất trong sự nghiệp kinh doanh của ông khi quyết định mua một cái tên 1-800 Flowers từ một chủ doanh nghiệp khác - người đã không thành công khi sở hữu con số này.

McCann thừa nhận: "Tôi thấy mình nợ nần đến 7 triệu USD, và không nhận ra rằng nọ thực sự là một giao dịch ngớ ngẩn. Nhưng tin tốt là người em trai của tôi Chris đã tham gia vào công ty. Chúng tôi đã trả hết nợ trong 5 năm sau đó, và dù đó có thể là một giao dịch ngớ ngẩn, nó cũng có thể là điều tốt nhất chúng tôi đã từng làm".

Điều này cho thấy đón nhận rủi ro là một phần của tăng trưởng kinh doanh, nhưng nó cần được tính toán kỹ lưỡng.

"Bạn có thể sáng tạo trong kinh doanh mà không cần có một chiếc xương sáng tạo trong cơ thể", McCann cho biết. Ông đưa ra một ví dụ cụ thể về vài năm trước đây, ông xây dựng một chương trình được gọi là Fresh Rewards, qua đó nếu khách hàng mua 9 bó hoa, bó thứ 10 sẽ miễn phí.

Song mọi người khi đó đã không mấy quan tâm tới bó hoa miễn phí. McCann còn nhớ nhiều người đã nói với ông rằng việc này sẽ không hiệu quả; không ai sẽ sử dụng tấm thẻ miễn phí. Đương nhiên, các kiểu phần thường này nhan nhản ở khắp mọi nơi.

McCann đã có được ý tưởng mới sau khi ghé qua cửa hàng bánh rán Dunkin và mua một ít trà cùng một chiếc bánh rán với chiếc thẻ khách hàng trung thành của ông. Ông đã nghĩ: Việc này định hình nên hành vi của mình như thế nào?

McCann says cho biết: "Tôi sẽ nhìn vào các ngành nghề và lĩnh vực khác để xem có điều gì đó có thể thử cho hoạt động kinh doanh của tôi. Thật hữu ích khi bạn đọc ba hay bốn tạp chí của các ngành nghề khác nhau và nhìn vào các câu chuyện hay các vấn đề của họ. Sau đó là suy nghĩ: Làm thế nào mình có thể đưa điều đó vào thế giới của mình?". Hãy để một ai khác thực hiện các suy nghĩ sáng tạo cho bạn.

Sử dụng sự đa nghi như một chiến lược kinh doanh. McCann cho biết chiến lược này bắt nguồn từ một cuốn sách của Andy Grove, Chỉ có sự đa nghi sống sót (Only the Paranoid Survive). Nó lôi cuốn ông và người em trai Chris nhanh chóng trả hết khoản nợ và đầu tư vào xây dựng một trang web khi internet bắt đầu trở nên phổ biến.

Theo McCann thì việc các nhà quản lý kinh doanh duy trì sự đa nghi là một điều tốt. McCann đề cập tới việc gần đây ông đã phải huỷ bỏ một vài cuộc họp bàn và sử dụng thời gian đó để tái tập trung vào bản danh sách bị bỏ ngỏ trước đây liên quan tới các dự án và kế hoạch công nghệ cho công ty.

Nhắc tới yếu tố công nghệ di động sẽ là bước kế tiếp, McCann nói: "Tôi cảm thấy như chúng ta thực sự đang làm những gì chúng ta đã làm hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Chúng ta ở trong kinh doanh để giúp đỡ mọi người thể hiện bản thân họ và kết nối với nhau, và tôi làm điều đó với những bông hoa cùng các món quà tặng khác đầy chiều sâu. Vì vậy, nếu tôi có thể giúp đỡ họ nhiều hơn với công nghệ di động một cách thường xuyên trên cơ sở những ý tưởng thấu đáo, điều đó sẽ tốt hơn cho mọi người và cũng tốt cho cả tôi trên cương vị một người bán hoa".

Nguồn: Bwportal

Giám đốc tuổi teen

Sinh năm 1989, điều hành một công ty chuyên về tổ chức sự kiện, biểu diễn, hội nghị… nhưng Trần Trọng Hiếu (Công ty Thỏ Xinh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đã tỏ ra rất chuyên nghiệp và tự tin với vị trí của mình.

Đó là nhờ bạn có một bề dày làm các công tác xã hội, tham gia tổ chức sự kiện ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, trên giảng đường đại học. Hiếu đã có những trao đổi khá thú vị:

* Với tuổi của mình (teen) mà đảm nhận vị trí giám đốc Hiếu có… run không? Và bạn đã chuẩn bị như thế nào cho công việc ấy của mình?

- Run thì Hiếu không run bởi vì Hiếu tin vào sức trẻ của mình và các cộng sự, sự năng nổ nhiệt tình của các bạn ấy cổ vũ cho Hiếu trong bước đường sắp tới. Hiếu cũng đã hoạch định những công việc, chiến lược kinh doanh sắp tới rất rõ ràng và sẽ cố gắng hết khả năng trau dồi, học hỏi kinh nghiệm để hoàn thành tốt những công việc và chiến lược kinh doanh mà Hiếu đã vạch ra.

* Làm sếp chắc sẽ có nhiều áp lực và lại là một sếp trẻ tuổi thì chắc càng khó hơn. Bạn làm gì để vượt qua điều đó?

- Áp lực lớn nhất của Hiếu khi làm sếp đó là việc bản thân Hiếu đánh giá mình có hoàn thành công việc hay không. Cứ làm việc thôi, làm việc hết sức mình. Hiếu chỉ biết làm việc chăm chỉ và làm việc khôn ngoan. Cuối ngày nhìn lại những gì mình đã làm, có thể mình không làm tốt, mình cảm thấy không hài lòng với bản thân.

Mình sẽ tự nhìn ra là mình làm đúng và có những điều chưa làm được để tự rút kinh nghiệm cho ngày hôm sau tốt hơn. Thêm vào đó để là một sếp tốt thì bản thân mình phải biết lắng nghe và luôn nở một nụ cười và bình tĩnh giải quyết mọi việc.

* Trong mùa trung thu sắp tới Hiếu sẽ tổ chức một chương trình trung thu khá lớn dành cho các em ở nhà mở, mái ấm?

- Vâng, từ lâu Hiếu đã tâm niệm: làm người cần phải biết sẻ chia với người khác, nhất là những người khổ hơn mình. Có đi đến những mái ấm, nhà mở mới thấy nhiều hình ảnh đáng thương, thấy mình còn may mắn và Hiếu thật sự cảm phục những người đứng ra lập lớp, nuôi dưỡng những người kém may mắn, đặc biệt là trẻ em.

Trước khi tổ chức chương trình công ty đã cho làm một phóng sự, đến những mái ấm, nhà mở để ghi lại những chia sẻ của những cô bảo mẫu ở mái ấm ấm đấy. Và chương trình sắp tới Hiếu sẽ xin tài trợ với kinh phí tổ chức là 210 triệu đồng nhằm giúp các em ở các mái ấm, nhà mở có một ngày trung thu thật vui vẻ.

Đồng thời nhân dịp này công ty Hiếu sẽ có nhiều hoạt động như bán đấu giá, vận động tài trợ để gây quỹ cho các mái ấm, trao học bổng cho các em học sinh ở mái ấm học giỏi, có cố gắng… Đây có thể sẽ là chương trình thường niên của công ty với quy mô càng ngày càng lớn, Hiếu muốn thông qua những chương trình như thế mình có thể chia sẻ và huy động tinh thần sẻ chia từ cộng đồng đến với những mảnh đời bất hạnh…

* Ước mơ, dự định của bạn sắp tới?

- Dự định của Hiếu sắp tới là hoàn thành tốt những chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty, thực hiện tốt chương trình từ thiện “Ngày hội trăng rằm” cho các em trại trẻ mồ côi, mái ấm, nhà mở (như đã nói ở trên). Còn ước mơ và mong muốn của Hiếu là phát triển công ty, đặc biệt là câu lạc bộ MC, để sau này CLB có một chỗ đứng vững chắc trong ngành MC Việt Nam, nếu có thể sẽ là một trường đào tạo MC!

Nguồn: Tuoitre

Rustam Tariko, tỷ phú rượu Vodka

Là một trong những doanh nhân thành đạt nhất trong lịch sử nước Nga, sinh ngày 30/8/1961, Tariko là người sở hữu, cũng là nhà sáng lập thương hiệu “Tiêu chuẩn Nga” cho mặt hàng rượu Vodka nổi tiếng Russian Standard và Ngân hàng Russian Standard.

Tariko đã nỗ lực xây dựng sự nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng và vươn tới vị trí thứ 150 trong danh sách những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes năm 2007, sở hữu 5,4 tỷ USD.

Rustam Tariko hiện giữ vai trò là nhà sáng lập, đồng thời là Chủ tịch Công ty Russian Standard với nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, bao gồm rượu Vodka, phân phối rượu mạnh, ngân hàng và bảo hiểm. Ngân hàng Russian Standard Bank của Tariko là một trong năm ngân hàng cho vay lớn nhất nước Nga với 2,4 triệu thẻ tín dụng đang được lưu hành. Russian Standard Bank hiện cũng là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ cho American Express.

Không ngừng đổi mới trong kinh doanh

Rustam Tariko cho biết: “Tôi không tách rời công việc và cuộc sống riêng tư, mọi thứ liên quan tới cuộc sống của tôi đều mang tính chất công việc và ngược lại. Vì vậy, tôi không bao giờ phải làm việc và cũng không cần phải nghỉ ngơi”. Tariko rất phóng khoáng và nổi tiếng với vai trò ông chủ của những buổi tiệc sang trọng ở đảo
Sardinia và các câu lạc bộ đêm ở Maxcơva.

Tariko cũng là người Nga đầu tiên tậu ô tô Maybach và sau đó là Mercedes SLR Mc Laren. Sở hữu máy bay riêng, Tariko còn được biết tới là chủ sở hữu của chiếc xe siêu sang Bugatti Veyron duy nhất ở Nga, một thuyền buồm trị giá nhiều triệu đôla Mỹ và một villa đắt tiền ở
Sardinia.

Thế nhưng, điều mà người ta vẫn nhắc tới nhiều nhất ở Rustam Tariko là biệt tài kinh doanh. Khả năng kinh doanh có thể nói là thiên bẩm thể hiện ở Rustam Tariko rất sớm vì khi mới chỉ là một cậu thiếu niên, cậu đã làm môi giới phòng khách sạn cho các doanh nhân nước ngoài sang làm việc tại Nga. Ở tuổi 17, Tariko bắt đầu nhập khẩu nến từ nhà sản suất sôcôla Ferrero người Italia cho thị trường Liên Xô.

Rất nhanh sau đó, Tariko tiếp tục nhập khẩu sôcôla Kinder Surprise và sau đó là cả rượu Whisky. Tiếp đó, Tariko còn thành công rực rỡ khi quyết định đầu tư sản xuất Vodka nhãn hiệu Russian Standard, từng bước khẳng định vị trí số một trên thị trường rượu trong nước và quốc tế. Gần đây nhất, Tariko đã chứng tỏ tài năng kinh doanh số một của mình khi tiếp tục thử sức thành công trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm.

Quyết định đi theo con đường kinh doanh sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng đã được Tariko nhận định là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời mình. Với Rustam Tariko, “một sản phẩm được coi là cao cấp không cứ phải đắt tiền; điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được chất lượng, không chỉ đối với mặt hàng Vodka hay thẻ tín dụng”.

Đức tính kiên định và quyết tâm theo đuổi mục tiêu tới cùng trong việc xây dựng một nhãn hiệu tiêu dùng cao cấp của Rustam Tariko được thể hiện rất rõ ở cái tên công ty Russian Standard - Tiêu chuẩn Nga - đối với mặt hàng rượu (Russian Standard Vodka) và dịch vụ ngân hàng (Russian Standard Bank).

Luôn luôn đổi mới và liên tục tìm kiếm những thử thách mới, Rustam Tariko sau khi đã tiếp cận và thành công trong việc nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng của các công ty nước ngoài, đã quyết định tự thành lập công ty và cho ra đời nhãn hiệu sản phẩm của riêng mình - Russian Standard Vodka. Thành công đã mỉm cười với Rustam Tariko ở lần thử sức mới, sản xuất rượu Vodka, cũng sớm như sự bộc lộ về khả năng kinh doanh trời phú của ông.

Ngay trong năm đầu thành lập công ty rượu Vodka Russian Standard vào năm 1998, doanh thu đã lên tới con số lớn đáng kinh ngạc, 75 triệu USD. Thành công tiếp nối thành công, Russian Standard Vodka giờ đây là thương hiệu Vodka số một tại Nga, với doanh số bán ra hàng năm đạt hơn 1 triệu thùng và chiếm tới 60% thị phần rượu Vodka ở thị trường tiêu thụ vodka lớn nhất thế giới này. Hiện Russian Standard là thương hiệu Vodka cao cấp có sức mua mạnh nhất ở Nga, vượt qua cả Stolichnaia, Smirnoff và Absolut.

Vào tháng 12 năm 2006, Russian Standard đã mua lại tên miền Vodka.com với giá 3 triệu USD. Chiến dịch marketing triệt để này cho thấy sự quyết tâm của ông chủ Tariko trong việc quảng bá di sản của nước Nga, đồng thời hứa hẹn một tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng cho sản phẩm vodka.

Mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Cùng với chuỗi những thành công của thương hiệu Russian Standard Vodka, tới năm 1999, Rustam Tariko đã quyết định mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực tài chính ngân hàng và thành lập Russian Standard Bank (RSB).

Trung thành với nhãn hiệu Russian Standard, Rustam Tariko đưa ra ý tưởng lấy tên của chính thương hiệu rượu đặt cho tên của ngân hàng - Russian Standard Bank; thế nhưng tất cả các tờ báo ở Nga đều cười nhạo Rustam Tariko và đặt ra những câu hỏi đầy nghi ngờ về khả năng thành công của ông. Tuy nhiên, bước sang năm 2000, những nghi ngờ đó đã hoàn toàn tan biến và thay vào đó là những ánh mắt đầy khâm phục dành cho Rustam Tariko.

Ngay sau khi Russian Standard Bank được thành lập, Rustam Tariko đã tiến hành thành công chương trình liên kết với doanh nghiệp quản lý Teradata Customer Relationship Management và hướng Russian Standard Bank vào khai thác dịch vụ cho vay vốn.

Dựa trên nguồn vốn hùng mạnh của doanh nghiệp và những kết quả nghiên cứu, phân tích chính xác do Teradata Customer Relationship Management cung cấp, Rustam Tariko đã tranh thủ việc các ngân hàng ngoại quốc chưa dám đầu tư mạnh sau cuộc khủng hoảng chính trị kinh tế Nga năm 1998 để nhanh chóng thiết lập được mạng lưới phục vụ khách hàng rộng khắp tại Nga lên tới 14 triệu người.

May mắn tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý quý báu từ các doanh nghiệp phương Tây từ những ngày đầu làm nhập khẩu, theo cách thức quản lý đầy sáng tạo của Rustam Tariko, Russian Standard Bank đã trở thành một trong những ngân hàng đi tiên phong trong loại hình thẻ tín dụng. Theo như tâm sự của Rustam Tariko: “Mặc dù không phát minh ra được sản phẩm gì mới cho Russian Standard Bank, nhưng đổi lại, tôi đã mang về cho Russian Standard Bank một mô hình hoạt động hiệu quả từ phương Tây”.

Thông qua loại hình dịch vụ thẻ tín dụng, chương trình mở rộng thị trường của Rustam Tariko liên tục gặt hái được những thành công lớn. Cho tới thời điểm hiện nay, cùng với số lượng 24 triệu thẻ tín dụng đã được Russian Standard Bank phát hành, bình quân lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng giao dịch tại Russian Standard Bank hàng ngày đã lên tới hàng chục triệu USD.

Quyết đoán nhưng cũng không kém phần thận trọng, bên cạnh chiến lược mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, Rustam Tariko còn đặc biệt chú trọng tới việc củng cố và hoàn thiện môi trường quản lý cho doanh nghiệp và đưa ra những dự báo chính xác về mức độ rủi ro trong các dự án kinh doanh. “Không chỉ những yếu tố về mức lãi suất, mà cả những yếu tố về rủi ro cũng phải thường xuyên được nghiên cứu một cách chính xác nhất để giúp doanh nghiệp không bị rơi vào vòng xoáy của các cuộc khủng hoảng”, Rustam Tariko cho biết.

Bằng những bước đi chắc chắn của Rustam Tariko, sau gần 1 thập kỷ được thành lập, Russian Standard Bank đã vươn tầm trở thành một thế lực hùng mạnh nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Nga, với mạng lưới khách hàng lên tới 20 triệu người và chiếm khoảng 75% thị trường thẻ tín dụng và 40% thị phần vốn cho vay tại Nga.

Trên thế mạnh đã tạo dựng được trong lĩnh vực tài chính, năm 2003, Rustam Tariko tiếp tục mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bảo hiểm và thành lập nên doanh nghiệp bảo hiểm Russian Standard Insurance. Cùng với sự phát triển nhanh và ổn định của nền kinh tế Nga trong những năm gần đây, nhu cầu về các loại hình bảo hiểm ngày một lớn đã mở ra những cơ hội kinh doanh lớn cho Russian Standard Insurance. Dựa trên thế mạnh độc tôn về thẻ tín dụng, Rustam Tariko đã từng bước mở rộng Russian Standard Insurance ra 72 tỉnh thành trọng điểm của Nga.

Nguồn: VnEconomy

Anh chàng... ghi-ta ngàn đô

Chủ nhân của những chiếc ghi-ta ngàn đô Đỗ Việt Dũng

Gần kết thúc khóa học thạc sĩ ngành Luật, Đỗ Việt Dũng đột ngột bỏ ngang để làm nhạc cụ. Chàng trai "suýt" thành thạc sĩ này đã cho xuất xưởng những cây đàn ghi-ta với giá hàng ngàn đô.


Khi còn là cậu học sinh lớp 6, Đỗ Việt Dũng đã tiếp xúc với công việc làm nhạc cụ. Ban đầu cậu bé chỉ tham gia bào gỗ, đánh giấy ráp và quét sơn cho những cây đàn. Trong tâm thức của cậu lúc ấy, đó chỉ là những công việc đỡ đần cha mẹ. Thế nhưng, niềm đam mê làm đàn cứ thế lớn dần lên trong Dũng khiến anh sẵn sàng từ chối tất cả để trở về nối nghiệp làm đàn.

Gần tới ngày nhận đề tài bảo vệ luận văn thạc sĩ, Dũng quyết định bỏ học vì "trót" nghe theo câu nói của một người bạn: "Người ta trọng tài năng, chứ không trọng bằng cấp". Dũng kể lại: "Mình đã có sở trường và lợi thế trong nghề này thì tại sao không tận dụng và phát huy nó. "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh", các cụ đã dạy vậy. Trong xã hội nghề nào cũng quan trọng như nhau cả thôi, có điều con người phải biết vươn lên đạt tới trình độ đỉnh cao, phải xứng đáng là bậc thầy trong công việc mà mình lựa chọn".

Bây giờ, trong giới làm nhạc cụ ở làng Hào Nam (Hà Nội), Dũng là người nổi tiếng với những cây đàn làm bằng phương pháp thủ công với kỹ thuật rất tinh xảo. Hiện tại, xưởng Thanh Cầm do Dũng quản lý, mỗi tháng cho ra thị trường từ 300 - 500 chiếc nhạc cụ các loại, tạo công ăn việc làm tại chỗ cho hàng chục lao động. Nhiều cây ghi-ta được làm từ xưởng đàn này có giá từ 1.000-2.000 USD, khách mua những cây đàn cao cấp này chủ yếu là người nước ngoài. Nhiều vị khách người nước ngoài sau khi mua và sử dụng đàn của Dũng đã viết thư cảm ơn anh.

Năm 2001, được một người bạn nước ngoài giới thiệu, Đỗ Việt Dũng - người Việt Nam đầu tiên được kết nạp vào Hiệp hội Guild Of American Luthiers (một tổ chức dành cho những người làm đàn ghi - ta bằng phương pháp thủ công tại Mỹ - PV). Từ đây, anh đã học hỏi được rất nhiều về kỹ thuật làm đàn ghi-ta đương đại. Ngày 13.11.2004, tại rạp Hồng Hà, trong một cuộc "Giao lưu trên sáu dây đàn" với danh cầm ghi-ta người Nhật Kozo Tate - người đã từng đoạt giải nhất trong cuộc thi ghi-ta thế giới lần thứ 18, tổ chức tại Tokyo năm 1975 - nghệ sĩ ghi-ta Việt Nam Nguyễn Quang Vinh đã chọn cây đàn do chính tay Đỗ Việt Dũng trực tiếp làm để chơi trong buổi giao lưu.

Nhờ có vốn tiếng Anh tốt, Dũng có thể học thêm và cập nhật các kỹ thuật làm đàn ghi-ta thủ công trên thế giới để thử nghiệm và nâng cao tay nghề. Phần lớn kỹ thuật mới về làm đàn thủ công Dũng học được đều nằm trong các cuốn giáo trình, tài liệu của nước ngoài mà Dũng sưu tầm được tại Việt Nam hoặc nhờ bạn bè mua từ nước ngoài gửi về. Tâm sự với chúng tôi, Dũng nói: "Nhất định tôi sẽ phải sang Mỹ để học kỹ thuật làm đàn, bởi ở đó hội tụ những tinh hoa kỹ thuật làm đàn ghi-ta bằng tay ở khắp các khu vực trên thế giới. Tôi cũng sẽ giới thiệu cây đàn ghi-ta "Made in Vietnam" với bạn bè thế giới, khẳng định đẳng cấp ghi-ta Việt".

Phan Hậu (Thanh Niên Online)

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References