Nuôi bọ cạp đất

Anh Huy phun nước cho bọ cạp
Anh Nguyễn Quang Huy, 50 tuổi, ở KP.4 - phường Tam Bình - quận Thủ Đức - TPHCM, nói: “Tôi nuôi bọ cạp xuất phát từ sự đam mê, muốn tìm hiểu về loại côn trùng này. Còn lợi ích, bọ cạp chữa trị rất nhiều bệnh tật cho người”.

Cách đây 6 năm, trước khi thực hiện nghề nuôi bọ cạp, anh Huy đã tìm kiếm những thông tin nói về loại côn trùng này. Qua đọc sách, đọc trên mạng, xem tivi, anh được biết: Bọ cạp chữa trị rất nhiều bệnh mà người dân thường bị như: tê liệt thần kinh, đau đầu, động kinh, tê liệt nửa người, trẻ em kinh phong, tràng nhạc, lao xương, dạ dày, táo bón, trúng gió làm miệng méo… Và anh Huy đã “mê” loại côn trùng này từ bao giờ không hay. Anh bàn với vợ: “Tại sao chúng ta không nuôi bọ cạp để nhân giống thật nhiều và phổ biến rộng rãi cho mọi người dân biết được lợi ích từ loại côn trùng này?”. Thấy chồng nói có lý, chị Mừng vợ anh ưng thuận ngay.

Năm 2002, anh Huy bắt tay ngay vào việc nuôi bọ cạp và vừa làm vừa học. Anh mở trang trại tại nhà và mua sắm các thiết bị dụng cụ cho bọ cạp ở bao gồm: Thùng giấy, đồ đựng thức ăn, nước uống… Anh tìm kiếm và bắt những con bọ cạp đất sống hoang dã về nuôi.

Không giáo trình, không kiến thức gì về kỹ thuật chăm sóc bọ cạp, thời gian đầu Huy gặp rất nhiều khó khăn. Số bọ cạp bắt về hầu như chết hết. Chúng chết do khâu vận chuyển không đúng cách; chết do thay đổi môi trường sống và thức ăn không phù hợp. Anh tâm sự: “Những ngày đầu thấy chúng chết nhiều quá, bạn bè lại cứ bàn lui làm tôi cũng hơi nản. Nhưng rồi nghĩ đến chuyện, nếu mình nuôi thành công con bọ cạp thì sẽ giúp đỡ rất nhiều người chữa hết bệnh. Thế là thôi thúc mình tiếp tục công việc”.

Anh Huy tự mày mò nghiên cứu bằng cách đào xuống hang bọ cạp để biết chúng sinh sống như thế nào? Vào mùa nắng, khí hậu nóng nực, loại bọ cạp đất phải đào sâu xuống những nơi ẩm thấp, mát mẻ sinh sống và thức ăn chủ yếu là ốc sên, dế, một số côn trùng khác... Ngược lại, vào mùa mưa chúng tìm đến những nơi cao ráo hơn để ở, nhằm tránh nước ngập.

Về nhà, anh Huy nghĩ ra cách khắc phục: Dùng máy quạt phun sương (hơi nước) cho mát không để bọ cạp chết vì thời tiết quá nóng. Khi vận chuyển, anh để chúng vào thùng lớn hơn, thoáng không khí, với số lượng vừa đủ để giảm bớt chết. Còn thức ăn do anh tự chế biến: mua phổi heo, gà về nấu chín rồi tán nhỏ ra cho chúng ăn. Cứ 1kg thức ăn anh sẽ cho chúng ăn trong thời gian 3 tháng đối với 500 con bọ cạp.

Công sức anh Huy bỏ ra tìm tòi nghiên cứu về côn trùng này cuối cùng cũng đem lại kết quả tốt. Qua năm thứ hai, đàn bọ cạp đã dần dần thích nghi được môi trường sống mới. Chúng ăn uống khoẻ mạnh và ngày càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Anh tâm sự: “Tôi làm nghề này là một phiêu lưu, mạo hiểm. Nhưng tôi có niềm tin vào khả năng của mình”. Ông Phan Tiến Lâm - Chủ tịch Hội nông dân phường Tam Bình nói vui: “Chúng tôi thường gọi anh Huy là "vua bọ cạp". Bởi vì anh rất đam mê loài côn trùng này và khá hiểu biết về nó”.

Để có tiền đầu tư vào nghề nuôi bọ cạp, anh Huy phải vay mượn trên 100 triệu đồng. Cho đến nay, mặc dù vợ chồng anh Huy vẫn chưa trả được hết số tiền vay mượn nhưng anh vẫn vui vẻ vì trại bọ cạp ngày càng phát triển và sẽ sinh ra tiền. Hiện tại, anh đang chờ giấy kiểm định chất lượng sản phẩm.

Anh Huy vừa mở trang trại nuôi bọ cạp vừa tự đóng gói sản phẩm để bán cho các nhà hàng, siêu thị, quán nhậu, tiệm thuốc hay những ai có nhu cầu mua để trị bệnh. Anh cho biết: “Tôi đóng mỗi gói 5 con bọ cạp và bán với giá từ 15.000 đến 20.000 đồng. Bọ cạp sấy khô ngâm rượu uống tốt cho cơ thể. Đồng thời nó còn được chế biến các món nhậu lạ: Bọ cạp chiên giòn, xào sả ớt, lăn bột… thu hút được tính tò mò của đông đảo mọi người”.

Ngoài ra, anh còn lai tạo con giống để bán cho những ai có nhu cầu muốn nuôi bọ cạp. Anh sẵn sàng cung cấp con giống, thức ăn và hướng dẫn về kĩ thuật chăm sóc. Sau khi bọ cạp trưởng thành anh Huy sẽ mua lại. Nhờ làm ăn có uy tín, nhiều người dân từ khắp mọi nơi tìm về tham quan trang trại bọ cạp Quang Huy. Cho đến nay có khoảng gần 30 người đến hỏi để đặt mua con giống. Anh cho hay: “Nghề nuôi bọ cạp không nặng nhọc gì cả nhưng người nuôi phải thường xuyên theo dõi để điều chỉnh chế độ ánh sáng, độ ẩm, cho ăn uống đầy đủ, đặc biệt trong quá trình giao phối của chúng…”.

(Nông nghiệp Việt Nam)

Một con bọ cạp sống từ 25 – 40 năm, nhưng chỉ trong thời gian 6 – 7 tháng đủ để bọ cạp con lớn lên và trưởng thành. Lúc này, nó có thể giao phối và sinh sản. Nó đẻ khoảng từ 15 đến 50 con. Khoảng cách giữa những lần bọ cạp đẻ có sự khác nhau: nửa tháng hay một tháng, tuỳ con. Anh Huy cho biết thêm: “Bọ cạp đất rất hiền, không có nọc độc. Cho nên trong quá trình chăm sóc lỡ bị nó cắn vẫn không sao cả”.


2 comments:

  1. em dang có một số lượng lớn bò cạp và có thể cung cấp lâu dài các loại bò sát dùng để làm món ăn ai có nhu cầu mua bò cạp và các loại côn trùng khác (với sll và lâu dài) thì liên hệ sdt 01687094344 thanks ở bình dương or tphcm, tây ninh

    ReplyDelete
  2. Anonymous9/25/2009

    chau cung muon kinh doanh ve bo cap de kiem them chut loi nhuan chu co thu mua lai ko va gia bao nhieu chu hay lien he voi chau wa mail chocolate_candy_2912@yahoo.com Xin chi giup them cho chau cam on chu

    ReplyDelete

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References