Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh: Mô hình cần nhân rộng

Ao tôm của một thành viên trong Hiệp hội.
KTNT - Tận dụng tiềm năng sẵn có, những năm qua tỉnh Sóc Trăng đã phát triển nghề nuôi tôm và trở thành một trong những vựa tôm lớn của Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, do phát triển nhỏ lẻ, tự phát nên không phát huy được lợi thế, hay gặp rủi ro, việc tiêu thụ cũng khó khăn. Chính vì vậy, việc ra đời của Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh là đòi hỏi cấp thiết, chính đáng của người nuôi tôm.

Nói về sự ra đời của Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh, ông Lưu Khánh Vân, Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ đầu tiên cho biết: “Sóc Trăng có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi tôm. Hàng chục năm trước, người dân ở đây đã thành công trong việc lấy tôm giống tự nhiên rồi nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến, dần dần tiến lên nuôi thâm canh. Đến năm 2005, dọc hai bên bờ sông Mỹ Thanh đã có nhiều hộ nuôi tôm thâm canh với quy mô trang trại. Con tôm đã giúp nhiều hộ dân đổi đời. Trước yêu cầu phát triển, nắm bắt, chia sẻ thông tin thị trường của người nuôi tôm, ý tưởng thành lập Hiệp hội nuôi tôm hình thành”. Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, Hội Nghề cá tỉnh Sóc Trăng, Ban vận động thành lập Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh chính thức thành lập vào tháng 3/2005 với trên 100 hội viên.

Nói về những ngày đầu thành lập, ông Vân kể: “Ban đầu, chúng tôi xác định hội viên của Hiệp hội còn nhiều khó khăn như kỹ thuật non kém, dịch bệnh trên tôm phát sinh nhiều. Vì vậy, Hiệp hội đã tổ chức nhiều hội thảo tập huấn, nghiên cứu từ thực tế, tìm ra những mô hình, điển hình về nuôi tôm, tiếp thu tiến bộ kỹ thuật từ các nhà khoa học để nâng cao tay nghề cho người nuôi. Đến nay, nhiều trang trại thành viên đã nắm chắc quy trình nuôi, từ khâu đào ao, chọn giống đến kỹ thuật canh tác. Điều đặc biệt là, tính liên kết của nông dân ngày càng thể hiện rõ trong cách giúp nhau sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm”.

Ông Hứa Thành Hưng, thành viên Hiệp hội nhận xét: “Tham gia Hiệp hội, người nuôi tôm được hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, cách xử lý ao nuôi, chọn giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả đều có lịch chung nên chúng tôi không phải lo lắng nhiều. Từ khi tham gia Hiệp hội, công việc nuôi tôm của chúng tôi rất thuận lợi, ít rủi ro hơn”.

Điều đáng nói là Hiệp hội đã xây dựng được mô hình gắn kết ngày càng bền chặt giữa người nuôi và nhà chế biến xuất khẩu, dần trở thành mối quan hệ tất yếu trong quá trình sản xuất hàng hóa. Hiệp hội đóng vai trò rất lớn trong hỗ trợ người nuôi tôm từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm. Trước đây, Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh chủ yếu được thực hiện đối với người nuôi tôm trên địa bàn huyện Long Phú, nhưng nay đã phát triển sang các huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Cù Lao Dung. ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh nhiệm kỳ 2009-2014 nhận xét: “Hiệp hội đã tạo ra phong trào nuôi tôm công nghiệp bền vững, cho năng suất cao. Nhờ vậy, đến nay phần lớn hội viên đều thành công, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Năng suất bình quân tăng từ 3 tấn/ha lên 5-6 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt 8 tấn/ha và có lãi cao, ổn định”. Ông Trần Văn Phẩm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (Stafimex) cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc thành lập Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh. Đây là mô hình hiệu quả, mong rằng tỉnh sẽ có thêm nhiều tổ chức như vậy để tạo điều kiện cho nghề nuôi tôm Sóc Trăng ngày càng phát triển”.

Về kế hoạch của những năm tới, ông Nhiệm cho biết, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhiều rào cản thương mại, kỹ thuật được lập ra, do vậy người nuôi cần đoàn kết lại để vượt qua. Hiệp hội sẽ phối hợp với chính quyền, các nhà khoa học xây dựng quy trình nuôi tôm sạch, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho hội viên, xúc tiến các chương trình giới thiệu sản phẩm, liên hệ với các cơ quan chức năng để hỗ trợ người nuôi về vốn, xây dựng hạ tầng cho vùng tôm, phấn đấu xây dựng vùng nuôi tôm ổn định, đạt năng suất cao và phát triển bền vững.

Xuân Huỳnh (www.kinhtenongthon.com.vn)

No comments:

Post a Comment

Lời Hay Ý Đẹp

* Cách giữ bạn tốt nhất là không phản bội bạn.
Khuyết Danh
* Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.
HONORÉ DE BALZAC
* Dễ thăm viếng bạn bè hơn là sống chung với họ.
tục ngữ Trung Quốc
* Nếu anh muốn làm cho người bạn trở thành người nguy hiểm đối với anh, hãy để người bạn làm ơn anh một lần.
LEWIS E. LAWES
* Người ta có ba người bạn chắc chắn: cha, mẹ và vợ chung thủy.
J.R. LOWELL
* Bạn giả dối còn nguy hiểm hơn kẻ thù lộ mặt.
tục ngữ Nhật Bản
* Nỗ lực lớn nhất của tình bạn không phải là chỉ thẳng cho bạn thấy khuyết điểm mà là làm cách nào để cho bạn thấy được nó.
LA ROCHEFOUCAULD
* Không có người bạn tốt thì người ta không biết được lỗi lầm của mình.
tục ngữ Nga
* Với tình bạn thân thiết không có con đường xa.
tục ngữ CAMPUCHIA
* Những lời nói nhân nghĩa, những lời hứa nhân nghĩa nói ra rất dễ, chỉ trong hoạn nạn ta nói thấy tấm lòng thành của bạn bè.
La. KRULOV

References